Page 135 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 135
Thứ sáu, các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải phù
hợp với bối cảnh yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của
dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Đồng
thời, phải xây dựng được văn hóa công vụ của mỗi ngành, cơ quan,
đơn vị. Văn hóa công vụ sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách
nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ. Trong từng
giai đoạn khác nhau, phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm,
những giải pháp có tính đột phá, phù hợp với tình hình của đất
nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả.
II- VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, với mục tiêu tổng quát là “Nâng cao năng
lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa...; xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn
đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Đại hội XIII của Đảng đã
khẳng định và bổ sung một số định hướng lớn cho công tác phòng,
chống tham nhũng thời gian tới là: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị
cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực
phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời
những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp
tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng,
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 133
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM