Page 470 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 470
các đồng chí đó không thẳng thắn phê bình những người phạm
khuyết điểm, không đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực,
những tư tưởng và việc làm trái với đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Để tránh “sự hiểu lầm” của cấp trên, người
sợ trách nhiệm không mạnh dạn phát biểu ý kiến và nêu đề nghị
cụ thể của mình với cấp trên, người khi thấy có việc chưa hợp lý
hoặc chủ trương chưa sát cần sửa đổi. Và để giữ “quan hệ tốt”
với cấp dưới, các đồng chí đó cũng bỏ qua hoặc chỉ nhận xét nhẹ
nhàng, khéo léo khi thấy cấp dưới làm sai hoặc báo cáo sai sự
thật, không nghiêm khắc phê bình và kiên quyết yêu cầu sửa
chữa đến nơi, đến chốn.
Thái độ sợ trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên đang
là một trở ngại cho công tác của Đảng và Nhà nước, làm cho công
việc bị trì trệ, dậm chân tại chỗ, làm cho những nhân tố mới
không phát huy được, những khuyết điểm và nhược điểm không
được khắc phục kịp thời, và làm cho trình độ, năng lực công tác
của cán bộ chậm được nâng cao.
*
* *
Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng,
về phẩm chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên, bởi vì sợ
trách nhiệm tức là muốn yên thân, né tránh khó khăn, là thiếu
tính chiến đấu, thiếu dũng khí cách mạng, là trái với “tinh thần
dám xả thân vì sự nghiệp cách mạng, quyết đấu tranh xóa bỏ áp
bức bóc lột, xóa bỏ nghèo đói và dốt nát, đấu tranh kiên cường,
không mệt mỏi cho sự thực hiện thắng lợi cương lĩnh chính trị của
Đảng” . Tinh thần trách nhiệm chính là một yêu cầu thuộc về tiêu
1
chuẩn của người cán bộ. Mỗi cán bộ đều được Đảng và Nhà nước
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.32 (B.T).
468 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH