Page 103 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 103
của Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử 30 năm, vấn đề thắng thua
cũng đã phân minh. Vậy mà vào những năm giao thừa giữa hai
thế kỷ XX và XXI, chuyện lãnh sứ mệnh cầm quân của ông Giáp
vẫn được nói đến trong ít nhiều cuốn sách phương Tây, trong đó có
cuốn Chiến thắng bằng mọi giá. Dù là một trong những người đặt
vấn đề muộn mằn nhất, C.B. Cơri cũng thống nhất với tất cả các
tác giả nước ngoài trước đó, trên một vấn đề cơ bản nhất, đó là:
Việc “chọn mặt gửi vàng” của Cụ Hồ là hoàn toàn đúng. Ông Võ
Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử cầm quân
Cụ Hồ giao cho trong suốt hơn một phần ba thế kỷ.
Sau khi “giao cho chú Văn phụ trách” việc lập Đội Quân giải
phóng, đêm ấy - một đêm hạ tuần tháng 9/1944 - trong căn lều giá
lạnh, không đèn đóm giữa rừng Pác Bó, Cụ Hồ đã căn dặn Võ
Nguyên Giáp những điều ngắn gọn, “vỡ lòng” nhưng cơ bản nhất
về đường lối quân sự cách mạng Việt Nam. Ông Cụ không đi vào
kế hoạch cụ thể mà chỉ ra đường đi nước bước như thế nào để điều
hành đội quân chủ lực cách mạng đầu tiên sắp lọt lòng, từ đường
lối tổ chức, phương châm hành động đến vấn đề quân nhu. Cụ
nhấn mạnh yếu tố tồn tại, trưởng thành và chiến thắng của Đội
Quân giải phóng:
1- Có chi bộ làm hạt nhân lãnh đạo;
2- Phải dựa chắc vào dân;
3- Chỗ đứng chân phải là một căn cứ tiến có thể đánh, lui có
thể giữ.
Cụ bảo, như vậy dù lúc này ta còn yếu, địch mạnh nhưng nhất
định chúng không thể tiêu diệt được đội quân thơ ấu của ta. Trong
cả cuộc đời cầm quân của mình, dù đã thông hiểu Claudơuýt,
Napôlêông, Tôn Tử, Trần Quốc Tuấn..., Võ Nguyên Giáp vẫn luôn
tâm niệm những lời căn dặn đầu tiên đó của Cụ Hồ, nhất là về yếu
tố nhân dân - dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì không kẻ địch nào
có thể tiêu diệt được. Về phần người phụ trách - tư cách người cầm
101