Page 105 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 105
chiến là Hoàng Văn Thái, phụ trách công tác chính trị là Lâm Cẩm
Như (tức Lâm Kính). Hai ông Hoàng Văn Thái và Lâm Kính đều là
học viên quân sự ở Điền Đông (Trung Quốc) mới về nước. Về trang bị,
dù Cụ Hồ chỉ thị tập trung những vũ khí tốt nhất, nhưng Võ Nguyên
Giáp và Lê Quảng Ba tính đi tính lại cũng chỉ đủ mỗi người một thứ,
chủ yếu là súng trường (17 khẩu của cả Tây và Tàu), còn lại là súng
kíp. Hiện đại nhất và có số đạn phong phú nhất là khẩu tiểu liên Mỹ
với 150 viên đạn do bà con Việt kiều ở Côn Minh gửi tặng.
Sau khi thông qua danh sách Đội Quân giải phóng, danh sách
đảng viên trong Chi bộ Đảng đầu tiên của đội và thành phần Ban
Chỉ huy, Cụ Hồ ôn tồn căn dặn thêm ông Giáp những điều mang
tính định hướng hoạt động của đội sắp tới. Trước hết là tên đội, Cụ
chỉ thị bổ sung hai từ “tuyên truyền” vào tên của Đội Quân giải
phóng cho thật đúng với chức năng của Đội vũ trang tuyên truyền
và sát với phương châm hành động lúc này là chính trị còn trọng
hơn quân sự. Do đó, tên hoàn chỉnh sẽ là Đội Việt Nam Tuyên
truyền Giải phóng quân. Thứ hai về hoạt động sau khi thành lập,
Cụ nói trong vòng một tháng phải có hoạt động. Khi hoạt động,
luôn nhớ nguyên tắc bí mật, “lai vô ảnh khứ vô hình” (lúc đầu Cụ
dùng “khứ vô tung”), ta ở đông, địch tưởng ta ở tây. Trận đầu phải
thắng lợi để gây khí thế và tin tưởng cho các chiến sĩ và xây dựng
truyền thống lâu dài cho bộ đội sau này. Thứ ba là về quan hệ giữa
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với các đội vũ trang
các địa phương. Trên thực tế trong liên tỉnh sẽ hình thành ba hình
thức tổ chức lực lượng vũ trang. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân là đội chủ lực, đội quân đàn anh. Sát cánh với đội chủ
lực là các đội vũ trang của các châu rồi các đội tự vệ và tự vệ chiến
đấu của làng bản. Việc chỉ đạo phải thống nhất cả ba lực lượng đó.
Các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chặt chẽ với đội chủ
lực và là nguồn bổ sung cho đội chủ lực, đối lại, đội chủ lực phải
103