Page 104 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 104
1
quân, Cụ nhẹ nhàng phân tách mấy từ Dĩ công vi thượng . Sau
này, mỗi khi nói đến thời điểm lãnh sứ mệnh cầm quân, ông Giáp
lại nhắc đến cái đêm không bao giờ quên ấy, cái đêm Cụ Hồ trao
cho ông cái cẩm nang định hướng hành động cho cả một cuộc đời
làm tướng.
Ngay hôm sau, Võ Nguyên Giáp cùng Lê Quảng Ba bàn kế
hoạch triển khai việc thành lập Đội Quân giải phóng.
Trong số cán bộ ở cơ quan Tổng hành dinh của Cụ Hồ lúc đó,
Lê Quảng Ba là một trong mấy người ít nhiều có kiến thức quân sự,
lại nắm chắc tình hình lực lượng vũ trang trong căn cứ địa Cao -
Bắc - Lạng. Trong những năm 1937 - 1938, Lê Quảng Ba đã cùng
Hoàng Sâm được Đảng cử sang Trung Quốc tham gia Đội du kích ở
Biên khu Điền - Kiềm - Quế (hoạt động trên địa bàn Vân Nam -
Quảng Tây - Quý Châu). Sau khi về nước, từ cuối tháng 10/1941,
Cụ Hồ lại giao cho Lê Quảng Ba cùng với Lê Thiết Hùng và Hoàng
Sâm tổ chức thí điểm Đội du kích Cao Bằng và đi mở các lớp huấn
luyện quân sự và tổ chức đội tự vệ và tự vệ chiến đấu ở các châu
thuộc Cao Bằng. Trong cuộc đấu tranh chống khủng bố trắng của
đế quốc Pháp vừa qua, các đội vũ trang địa phương đã phát huy
vai trò tiên phong trong việc diệt ác trừ gian, bảo vệ nhân dân.
Võ Nguyên Giáp cùng Lê Quảng Ba thống nhất đề nghị với Cụ
Hồ, bước đầu chỉ nên tổ chức một trung đội, gồm những chiến sĩ ưu
tú được chọn lọc trong các đội vũ trang các châu. Các ông trao đổi
cân nhắc từng người. Cuối cùng chọn được 34 chiến sĩ gồm 5 dân
tộc . Đáng chú ý là trong số 12 cán bộ, chiến sĩ trong Đội du kích
2
Cao Bằng trước đây, chỉ Hoàng Sâm có trong danh sách, với cương
vị Đội trưởng. Chính trị viên Đội là Xích Thắng (tức Dương Mạc
Thạch, Bí thư Châu ủy Nguyên Bình). Phụ trách tình báo - tác
______________
1. Đặt cái chung lên trên.
2. Gồm: Tày: 19; Nùng: 9; Kinh: 4; Dao: 1; Mông: 1.
102