Page 181 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 181

những  điều không phù hợp với quyền lợi và ý nguyện dân tộc
                           nhưng không làm liên lụy đến Chính phủ.
                              Sáng hôm sau, 12/5, các ông lên xe ra sân bay mà không hề
                           biết rằng lúc này tại Thủ đô, tờ L' Entente của Pháp xuất bản ở Hà

                           Nội  đăng bài tổng hợp cuộc Hội nghị  Đà Lạt. Bài báo  đã làm lộ
                           những gì Pari đề ra trong chỉ thị ngày 14/4 gửi Phái đoàn Pháp:
                           Phải làm sao chứng minh cho thiên hạ thấy rằng nguồn gốc tan vỡ
                           của Hội nghị trù bị Đà Lạt là do phía Việt Nam gây nên. Cuối bài

                           báo là một lời bình luận theo khẩu khí đó: Thực chất thất bại của
                           Hội nghị trù bị là kết quả  điều hành  của Phó  Trưởng  đoàn Võ
                           Nguyên Giáp, một bộ trưởng cộng sản.

                              Năm mươi năm sau, trong cuốn sách  Chiến thắng bằng mọi
                           giá , khi nhắc lại “sự kiện Đà Lạt”, tác giả - nhà sử học quân sự Mỹ

                           Cơri - đã tiết lộ thêm một chi tiết mà hồi đó Phái đoàn ta chưa
                           biết: Do lập trường chính trị cứng rắn và phong cách lịch lãm của
                           Võ Nguyên Giáp cả trong và ngoài hội nghị, nên Phái đoàn Pháp ở

                           Đà Lạt đã đặt cho ông biệt hiệu “Ngọn núi lửa phủ tuyết”. Người
                           Pháp hiểu cụm từ  đó thế nào? Theo  sử  gia Lacutuya (Jean
                           Lacouture) thì đó là “hình tượng thể hiện sự pha trộn giữa nhiệt

                           tâm cháy bỏng với những phán đoán lạnh lùng tạo nên sức mạnh
                           của con người này”. Lacutuya kể rằng khi kết thúc cuộc phỏng vấn
                           dài sau cuộc họp cuối cùng ở Đà Lạt, ông Giáp đã yêu cầu được đọc
                           lại và tự tay hiệu chỉnh bài viết của ký giả này. Về kết quả (không

                           thành công) của Hội nghị Đà Lạt, “chính ông Giáp là người đã gợi
                           ý cho tôi dùng thuật ngữ sự bất  đồng ý kiến trong hữu nghị (le
                           désaccord cordial) để mô tả Hội nghị Đà Lạt”. Rõ ràng, dù trong

                           những tình huống bất đồng căng thẳng, phía Việt Nam vẫn không
                           muốn “cắt cầu” trong  quan hệ với Pháp. Tiếc rằng mùa hè năm
                           1946, phía Pháp chưa nhận thức được điều đó.




                                                                                           179
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186