Page 176 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 176

mọi người thống nhất chủ trương tăng cường việc tiếp xúc giữa các
                           cá nhân trong các tiểu ban với các thành viên Phái  đoàn Pháp
                           ngoài các buổi họp chính thức.
                              Ngay từ đầu, ta đã ít nhiều nắm được tình hình một số nhân vật
                           Pháp trong  hội nghị trù  bị này. Trưởng  đoàn Mắc  Ăngđrê (Max
                           André) thuộc đảng M.R.P. - đảng bảo thủ của Ngoại trưởng Biđôn

                           dựa trên nền tảng đạo Cơ đốc. Mắc Ăngđrê cũng là người thân tín
                           của Biđôn. Métxme (Messmer, một “quan cai trị” thực dân kỳ cựu từ
                           thời Pháp thuộc), được thả dù xuống miền Bắc giữa những ngày cao
                           trào Tổng khởi nghĩa, bị công an bắt rồi thả ra ở biên giới Việt -
                           Trung. Tôren (Torel - cố vấn pháp lý), Gônông (Gonon, cố vấn tài
                           chính) và Pinhông (Pignon, cố vấn chính trị) đều là tay chân đắc lực
                           của Đácgiăngliơ. Xalăng, viên tướng thực dân có thể coi là kỳ cựu

                           nhất, rất am hiểu và “rất yêu mến thuộc địa Đông Dương”, v.v.. Sau
                           này qua tài liệu nước ngoài,  được biết trước ngày hội nghị
                           Đà Lạt khai mạc, Pari gửi cho Phái đoàn Pháp một chỉ thị (đề ngày
                           14/4/1946) nhấn mạnh “sự cần thiết đối với lợi ích của nước Pháp là
                           lập nên một Liên bang Đông Dương với số hội viên càng nhiều càng

                           tốt”. Điều đó có nghĩa là Phái đoàn Pháp không những phải thực
                           hiện thâm mưu của Pari chia cắt Đông Dương thành năm “xứ” như
                           tuyên bố ngày 24/3/1945 của Đờ Gôn mà còn phải tách ra khỏi Việt
                           Nam một “xứ Tây  Kỳ”, với thủ  đô là  Đà Lạt như ý  đồ của
                           Đácgiăngliơ. Chính vì thế, mỗi khi thảo luận vấn đề Nam Bộ và vấn
                           đề trưng cầu dân ý để tiến tới thống nhất nước Việt Nam, phía Pháp
                           luôn làm  cái việc mà  ông  Giáp lên án là  “giội gáo  nước lạnh vào

                           thiện chí đàm phán của Việt Nam”.
                              Đúng như phán  đoán của ta lúc  đầu,  đối mặt với một Phái
                           đoàn Pháp như vậy quả là một cuộc  đấu tranh quyết liệt. Quá
                           trình đàm phán là quá trình họ luôn có những hành động ngang
                           ngược, luôn gây không khí căng thẳng trong và ngoài hội nghị. Từ

                           việc đòi trục xuất Tạ Quang Bửu, ngang nhiên bắt Phạm Ngọc Thạch


                           174
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181