Page 177 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 177
đưa về Sài Gòn, đến việc đòi ta phải “xin phép” mới được dùng vô
tuyến điện liên lạc với Hà Nội, ngăn cản ta tiếp xúc với dân chúng
và quan trọng hơn cả là thành lập “xứ Nam Kỳ tự trị” trước ngày
khai mạc hội nghị. Họ kiên quyết không chấp hành một điều
khoản của Hiệp định sơ bộ 6/3, là đình chỉ chiến sự ở miền Nam
để tạo không khí thuận lợi cho việc đàm phán, khước từ thảo luận
bất kỳ vấn đề quân sự nào thuộc phía nam vĩ tuyến 16, v.v..
Tất cả những thực tế đó giải thích vì sao Hội nghị trù bị Đà Lạt
tan vỡ sau hơn ba tuần đàm phán. Sự dồn nén của phái đoàn ta
(trong các phiên họp chung cũng như họp tiểu ban) từ suốt mấy
tuần bỗng nổ tung trong phiên họp toàn thể cuối cùng, ngày thứ
bảy 11/5/1946.
Hôm đó, đến lượt Métxme chủ tọa phiên họp. Hai bên thảo luận
hai trong số rất nhiều vấn đề tồn tại bất đồng, đó là vấn đề dân
thiểu số (thực chất là vấn đề “Tây Kỳ” do phía Pháp nêu lên) và vấn
đề trưng cầu dân ý (thực chất là vấn đề đấu tranh để thống nhất đất
nước, do Phái đoàn ta đề ra). Chấp hành chỉ thị của Đácgiăngliơ,
phái đoàn Pháp đòi tách phần đất Tây Nguyên thành một “xứ” trực
thuộc Pari để Pháp có một chân trong Liên bang Đông Dương.
Trước những lập luận ngang ngược của Buốcgoanh (Bourgouin) nói
rằng Cao nguyên không thuộc Việt Nam, rằng “nước Pháp có nhiệm vụ
trước thế giới là phải bảo vệ các dân tộc thiểu số Cao nguyên” v.v.,
ông Giáp trả lời ngay: “Vấn đề các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là
việc nội trị của chúng tôi. Chính phủ Việt Nam đã có chương trình
và đang triển khai chương trình ấy”. Điều qua tiếng lại khá gay gắt,
cuối cùng vấn đề phải tạm gác lại cho cuộc đàm phán chính thức ở
Pari. Trước khi thảo luận vấn đề thứ hai (trưng cầu dân ý), phía
Pháp ra bản tuyên bố do Tôren đọc, đại ý:
1- Việt Nam không chỉ gồm ba kỳ, thành phần của nó (nhiều
hay ít) là do trưng cầu dân ý quyết định;
2- Cuộc trưng cầu dân ý - do Pháp tổ chức - chỉ diễn ra ở
175