Page 203 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 203
Ngày 4/11, Tướng Moóclie dẫn Nyo đến chào Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Cùng dự tiếp khách với Cụ Hồ có các ông Võ Nguyên Giáp
và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Hữu Nam. Ba ngày sau, trong
phiên họp đầu tiên của Ủy ban quân sự hỗn hợp, ta lên án quân
Pháp ở miền Nam không những không ngừng bắn mà còn mở rộng
diện khủng bố ở nhiều nơi. Qua thương thuyết, rất nhiều vấn đề
đã ghi trong Tạm ước hoặc đã được sự thỏa thuận giữa Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đô đốc Đácgiăngliơ ở Cam Ranh ngày 18/10 đều bị
phía Pháp khước từ. Ngay từ đầu, Pháp đã cố tình vô hiệu hoá Ủy
ban quân sự hỗn hợp. Điều đó giải thích vì sao Ủy ban không phát
huy được tác dụng ngăn chặn những hành động khiêu khích của
quân Pháp, điển hình là vụ đánh chiếm thị xã Lạng Sơn và nhất là
cái gọi là “sự kiện Hải Phòng” ngày 20/11. Theo Lacutuya và
Đờvile , chuyện rắc rối về thuế quan ở cảng Hải Phòng chỉ là cái cớ
1
mà phía Pháp vin vào để làm nổ ra cuộc xung đột và đánh chiếm
thành phố cảng. Mọi chuyện bắt nguồn từ rất xa, từ cuộc gặp gỡ
giữa Thủ tướng Biđôn và Tướng Valuy ở Pari vài tuần trước đó.
Valuy được Thủ tướng bật đèn xanh “cho nổ súng”. Quyết định đó
hợp với cả Đácgiăngliơ và Valuy, cho nên trong khi Valuy đạo diễn
màn kịch được dựng lên ở Hải Phòng thì tại Pari, Đácgiăngliơ la
lối cho thiên hạ tin rằng “Việt Minh quá ngỗ ngược”. Chúng ta hãy
nghe Philíp Đờvile nói lại (trong chương X cuốn Paris - Saigon -
Hanoi) những điều mà ông thấy cần nói: “Tình tiết trận Hải
Phòng đã được kể lại từ lâu qua nhiều tác phẩm và đây không
phải là lúc kể lại sự diễn biến của nó. Tuy nhiên cũng nên chỉ rõ
các giai đoạn để đặt nó vào đúng tình hình chính trị rất nhạy cảm
lúc này.... Người ta (các ông Lami và Hoàng Hữu Nam được cử từ
Hà Nội xuống) đã điều đình và khó khăn lắm mới đạt tới được một
______________
1. Xem Hồ Chí Minh của Jean Lacouture, Nxb. Seuil, Paris, 1967 và
Paris - Saigon - Hanoi, Sđd.
201