Page 206 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 206
trên nhiều khu phố. Nhiều mục tiêu quan trọng quân ta và quân
Pháp cùng gác chung (như nhà máy điện, nhà máy nước, nhà ga,
nhà ngân hàng, cầu Long Biên... ). Địch lại chiếm đóng nhiều vị trí
sát kề, có thể sẵn sàng khống chế nhiều mục tiêu quan trọng của
ta (như rạp Majestic - nay là rạp Tháng Tám - đối diện với trại Vệ
quốc đoàn Trung ương - 40 Hàng Bài, hoặc khách sạn Mêtrôpôn -
nay là khách sạn Thống Nhất, đối diện với Bắc Bộ phủ (nay là Nhà
khách Chính phủ...). Trong thế bố trí xen kẽ “sát nách” như vậy và
trong điều kiện rất nhiều công việc chuẩn bị chiến đấu phải triển
khai ngay tại vị trí của ta hoặc trên đường phố, thật khó mà khắc
phục được mâu thuẫn giữa yêu cầu khẩn trương chuẩn bị, sẵn
sàng chiến đấu, với yêu cầu tránh bị địch coi là ta khiêu khích.
Cũng trong thế bố trí như vậy và nhất là trong điều kiện lực lượng
so sánh giữa ta và địch có khoảng cách rất lớn - Võ Nguyên Giáp
gọi là khoảng cách thời đại - một vấn đề có tầm quan trọng đặc
biệt được đặt ra là đánh thế nào?
Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc và
phương hướng chiến lược của Thường vụ, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên
Giáp chỉ đạo Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và cơ quan
Tham mưu khẩn trương hoàn tất kế hoạch tác chiến trên phạm vi
toàn quốc (mà sau này ông Giáp gọi là cuộc Tổng giao chiến), trước
hết là giúp Bộ Chỉ huy Khu 11 xây dựng và triển khai kế hoạch
của Mặt trận Hà Nội, chiến trường trọng điểm của cả nước lúc này.
Ông Giáp dành nhiều thời gian cùng các ông Hoàng Văn Thái và
Vương Thừa Vũ phán đoán, dự kiến và tìm giải đáp cho những vấn
đề mà cuộc đọ sức giữa ta và địch có thể đặt ra trên địa bàn Thủ
đô. Một yêu cầu chiến lược bao trùm là phải làm thế nào không để
quân địch tái diễn “màn kịch Hải Phòng” trên đất Hà Nội. Nhiều
lần các ông xuống từng khu phố, từng đoạn đường, kể cả những
đường ngang ngõ tắt trong khu phố cổ thuộc Liên khu 1, để nghiên
cứu thực địa và xác định một ý định tác chiến cụ thể. Mỗi lần đi
204