Page 207 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 207
như vậy, ông Giáp thường gợi cho các ông Thái và Vũ hướng dòng
suy nghĩ tìm ra đáp số cho hai bài toán:
1- Địch sẽ đánh như thế nào, kể cả trường hợp đánh úp?
2- Cách đánh của ta phải thế nào để vừa tiêu hao và giam
chân được địch lại vừa bảo toàn, bồi dưỡng và phát triển được lực
lượng ta để kháng chiến lâu dài?
Sau này, trong hồi ký của mình ông Vũ viết: “Mỗi lần đi là một
lần đồng chí (Giáp) trao đổi ý kiến với chúng tôi rất cụ thể về công
việc tổ chức, chỉ huy chiến đấu; mà thường là đồng chí đề ra những
câu hỏi khêu gợi, nêu những tình huống tác chiến cụ thể, những
giả định để chúng tôi suy nghĩ giải đáp, rồi đồng chí góp ý kiến uốn
nắn, chỉ dẫn thêm” .
1
Giữa lúc phương thức và kế hoạch tác chiến đang trong quá
trình định hình trong dòng suy nghĩ của ông Thái và ông Vũ thì ông
Giáp gợi ý các ông nên đọc bài báo của Tổng Bí thư Trường Chinh
trên tờ Sự thật đầu tháng 12 nói về cách đánh trong thành phố,
trong đó tác giả chỉ ra nhiều vấn đề, như phương châm dựa vào dân,
nội dung công tác chuẩn bị chiến đấu, cách đánh, công tác phá hoại,
chặt đường vận chuyển tiếp tế của địch và nhất là tư tưởng chỉ đạo
tác chiến tích cực - chủ động - liên tục. Tác giả khẳng định: “Quân
du kích phải đánh mới sống nổi, ngừng đánh mà đứng lỳ một chỗ thì
nhất định bị tiêu mòn”. Ông Giáp gợi ý hai ông nghiên cứu vận
dụng vào điều kiện cụ thể của Hà Nội như thế nào, nhất là phương
châm dựa vào dân và tư tưởng tác chiến tích cực, chủ động, liên tục.
Trải qua hơn một tháng chuẩn bị, sau nhiều lần trao đổi thảo
luận và bổ sung sửa chữa, bản kế hoạch tác chiến của Mặt trận Hà
Nội mà Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp
thông qua ngày 13/12 gồm mấy nội dung chủ yếu sau đây:
______________
1. Vương Thừa Vũ: Trưởng thành trong chiến đấu, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1979.
205