Page 205 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 205
Trận Hải Phòng - trong đó có trận đánh thắng giòn giã, diệt địch,
thu toàn bộ vũ khí, quân nhu cùng hồ sơ tài liệu và làm chủ sân
bay Cát Bi suốt mấy ngày từ ngày 23 đến ngày 26/11 đã có tác
dụng như một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho trận đánh dài ngày
tại Thủ đô chừng một tháng sau đó.
Trước âm mưu địch mở rộng chiến tranh xâm lược ra phạm vi
cả nước, ông Võ Nguyên Giáp dồn tâm lực vào việc chỉ đạo triển
khai Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc vừa qua. Trong hàng
loạt công việc cần suy nghĩ để chuyển đất nước và quân đội từ thời
bình sang thời chiến, vấn đề cụ thể trước mắt ông đặc biệt quan
tâm là chỉ đạo nghiên cứu cách đánh trong thành phố, đặc biệt là
Thủ đô Hà Nội. Thường vụ Trung ương đã chấp nhận đề nghị của ông
Giáp, cử ông Vương Thừa Vũ làm Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội
(tức Khu 11), ông Trần Độ làm Chính trị ủy viên. Cuối tháng 10, khi
giao nhiệm vụ cho ông Vũ, Tổng Bí thư Trường Chinh nêu lên hai
yêu cầu chiến lược đối với Hà Nội:
1- Phải sẵn sàng không để bị đánh úp, khi địch trở mặt là ta
đánh trả lại ngay;
2- Phải kìm giữ địch một thời gian trong thành phố, không cho
chúng nhanh chóng đánh rộng ra ngoài, tạo điều kiện cho cả nước
chuyển sang thời chiến.
Trong chỉ thị bổ sung, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp nhấn
mạnh: Đặc biệt coi trọng vai trò Tự vệ Thành và hết sức tránh
không mắc mưu khiêu khích của địch.
Tổng Chỉ huy rất thông cảm với những khó khăn của Bộ Chỉ
huy Hà Nội. Trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược của các
dân tộc, thật hiếm thấy trường hợp chiến tranh bùng nổ trong
điều kiện lực lượng tham chiến xen kẽ như ta và Pháp trên địa bàn
Thủ đô cũng như nhiều thị xã trên miền Bắc. Riêng tại Hà Nội (và
Gia Lâm), chúng đã chiếm đóng 9 vị trí lớn và 43 vị trí nhỏ, hình
thành thế cài răng lược triệt để với quân ta và chia cắt thành phố
203