Page 204 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 204
quyết định ngừng bắn. Nhưng việc thi hành lệnh ngừng bắn tỏ ra
khó lòng thực hiện do thái độ rất láo xược của viên sĩ quan chỉ huy
căn cứ Hải Phòng, Đại tá Đebơ. Trên thực tế, Đebơ đã triệt bỏ và
ngầm phá hoại những cố gắng của cấp trên ông ta - Tướng Moóclie
và cố vấn chính trị của Moóclie là Lami. Ông ta (Đebơ) cảm thấy
được sự che chở của Tướng Valuy... Còn Tổng Chỉ huy Valuy thì đã
qua mặt luôn cả Moóclie, người chịu trách nhiệm quân sự ở miền
Bắc, để điện thẳng cho Đebơ: một là phải buộc toàn bộ lực lượng
chính quy và bán quân sự Việt Nam rút khỏi Hải Phòng; hai là
quân đội Pháp phải được hoàn toàn tự do đóng quân trong thành
phố”. Trong khi Moóclie cố làm cho Valuy hiểu rõ về những nguy
cơ do các đòi hỏi của ông ta có thể mang lại thì Valuy trả lời:
“Những sáng kiến hoà hoãn không còn tác dụng nữa... Đã đến lúc
cần phải dạy cho quân Việt một bài học đích đáng... Bằng mọi điều
kiện có trong tay, ông phải làm chủ Hải Phòng”. Cuối cùng Đờvile
kết luận: Tổng Chỉ huy Valuy, chẳng thèm hỏi ý kiến Chính phủ,
đã lao vào cuộc phiêu lưu và kéo luôn cả nước Pháp theo mình...
Từ thời điểm này và suốt cả 35 năm sau (cho đến khi các hồ sơ lưu
trữ (được giải mật) chứng minh được sự mưu tính trước thuộc về
bên nào) thì cụm từ của Valuy “đối phương tiến công có mưu tính
trước” vẫn là luận điệu chính thức của nước Pháp về cuộc chiến
tranh ở Việt Nam” .
1
Dù điều kiện so sánh lực lượng chênh lệch, lực lượng vũ trang
Hải Phòng vẫn anh dũng duy trì cuộc chiến đấu suốt 7 ngày (20 – 26/11).
______________
1. Trong báo cáo ngày 30/1/1947 về Những biến cố chính trị và quân
sự ở Bắc Đông Dương trong quý cuối năm 1946, Tướng Moóclie đã thú
nhận rằng việc đánh chiếm Hải Phòng “có nghĩa là Hiệp định 6/3/1946 và
Tạm ước 14/9/1946 sẽ tan vỡ hoàn toàn”... “sự kiện Hải Phòng chứng tỏ
một cách cụ thể rằng nước Pháp đã chọn chính sách dùng vũ lực”. Xem
Georges Chaffard - tác giả cuốn Hai cuộc chiến tranh Việt Nam (Les
deux guerres du Vietnam), Table ronde, Paris, 1969, tr. 36.
202