Page 253 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 253
hồi đầu tháng 3. Từ đó, trong khi địch tập trung theo dõi hướng đi
của cơ quan Tổng hành dinh kháng chiến mà chúng đinh ninh là
trên hướng tây nam Hà Nội thì bộ máy lãnh đạo của ta đang chuyển
dần lên căn cứ địa Việt Bắc theo hướng tây bắc, qua địa bàn năm
tỉnh: Hà Đông - Sơn Tây - Phú Thọ - Tuyên Quang - Thái Nguyên.
Trong suốt ba tháng thiên đô đó, cơ quan tham mưu vẫn giữ vững
liên lạc giữa Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy với các chiến khu và
duy trì sự chỉ đạo, chỉ huy thường xuyên đều đặn của Trung ương
và Quân ủy đối với hoạt động của các chiến trường toàn quốc.
Được sự giúp đỡ của nhân dân suốt dọc đường di chuyển, đến
đầu tháng 5/1947, cuộc thiên đô đã kết thúc thắng lợi. Toàn bộ bộ
máy lãnh đạo kháng chiến đã rải ra trong lòng Việt Bắc bao la, tập
trung trên địa bàn ba tỉnh Bắc Kạn - Tuyên Quang - Thái Nguyên
mà chủ yếu là trong sáu huyện tạo thành “khu lục giác” Chiêm
Hóa - Chợ Đồn - Chợ Mới - Đại Từ - Sơn Dương - Yên Sơn. Từ
mùa hè năm 1947 cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết
thúc thắng lợi, khu vực quanh Núi Hồng ngăn cách hai tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang, với Tân Trào - Hồng Thái (Sơn Dương) ở
phía tây, vượt qua Đèo De sang Điềm Mặc - Bảo Biên (Định Hoá) ở
phía đông, trở thành trung tâm An toàn khu, nơi đứng chân của bộ
máy lãnh đạo kháng chiến.
Trong hồi ký của mình, khi nói về cuộc di chuyển của cơ quan
Tổng hành dinh kháng chiến từ đồng bằng lên thượng du, Tướng
Pháp Raun Xalăng viết: “Cả một bộ máy đã theo người lãnh đạo
tối cao đến một vùng rất khó xâm nhập vì rất nhiều hang đá, rừng
rậm phủ kín tất cả, không quân khó phát huy tác dụng... Trên nền
tảng các sắc tộc ít người, dân vùng này đã trải qua những năm
tháng dưới chế độ vững chắc của Việt Minh (ý nói từ thời kỳ tiền
khởi nghĩa - T.G). Giờ đây, chính tại nơi này, Tướng Giáp xây
dựng bộ đội của mình để chống lại quân Pháp”.
251