Page 255 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 255

2- Cao ủy mới Bôla (Emile Bollaert) ra Hà Nội đọc diễn văn
                           công khai tuyên bố Pháp sẽ ở lại Đông Dương và sẽ không thương
                           thuyết với Chính phủ Hồ Chí Minh;
                              3- Pari cử Tướng Xalăng sang  Đông Dương với nhiệm vụ
                           chuẩn bị đưa quân lên thượng du Bắc Kỳ nhằm bịt biên giới Việt -
                           Trung trước khi quân Trung Hoa đỏ tràn xuống phía nam;

                              4- Phối hợp với Pari,  Oasinhtơn hứa sẽ cử người sang Hồng
                           Kông thỉnh cầu cựu hoàng Bảo Đại về nước phụng sự Tổ quốc. Báo
                           chí phương Tây sớm rút ra kết luận: Công thức Xalăng - Bảo Đại
                           đã hình thành. Cùng với việc ve vãn con bài chính trị Bảo  Đại,
                           Pari dốc túi đưa viện binh sang để Tướng Xalăng chuẩn bị đánh
                           đòn quyết định trong mùa khô.
                              Từ những ngày đầu hè năm 1947, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên

                           Giáp đã cùng với cơ quan Tổng hành dinh ổn định chỗ đứng chân
                           trên vùng rừng núi bao la của căn cứ địa Việt Bắc. Người ta thấy ở
                           ông một sự thích thú đặc biệt khi được dùng tiếng địa phương để
                           chào hỏi đồng bào mỗi khi qua lại hai vùng Chợ Chu và Sơn Dương
                           ở hai bên Núi Hồng.

                              Tầm nhìn chiến lược của Võ Nguyên Giáp về miền thượng du
                           Bắc Bộ bao quát cả một vòng cung từ Lộc Bình - Bình Liêu ở cực
                           đông, lên Lũng Cú - Mèo Vạc ở cực bắc, qua A Pa Chải - Mường
                           Nhé - Điện Biên Phủ ở cực tây, liền núi liền sông với bên kia biên
                           giới là tỉnh Phongxalỳ của nước Lào anh em. Ông đặc biệt đánh
                           giá cao vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Chính theo
                           hướng chiến lược hiểm trở này mà hồi bị Nhật đảo chính tháng

                           3/1945, hơn 4.000 quân Pháp đã đi qua và dừng chân ở Điện Biên
                           Phủ trên đường tháo chạy sang Hoa Nam. Chừng nửa năm sau,
                           khi nhân dân ta vừa giành được chính quyền, chúng lại vượt biên
                           giới Việt - Trung trở lại Việt Nam cũng bằng chính hướng này để
                           rồi từng bước rải quân ra chiếm đóng các vùng Phong Thổ, thị xã

                           Lai Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ và tiến dần xuống phía Sơn La.


                                                                                           253
   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260