Page 256 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 256
Ngay từ hồi đó, với suy nghĩ về âm mưu lâu dài của thực dân
Pháp, Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp đã lệnh cho
một số đơn vị Vệ quốc đoàn lên chiến đấu trên chiến trường Tây
Bắc. Trong điều kiện khó khăn của năm đầu chính quyền cách
mạng, lực lượng đưa lên không nhiều, trang bị lại rất hạn chế,
chiến trường rộng và hiểm trở, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo
nàn lạc hậu, mặt bằng dân trí còn rất thấp và quan trọng hơn cả
là bộ đội - số rất đông là thanh niên miền xuôi mới nhập ngũ sau
Cách mạng Tháng Tám - chưa có kinh nghiệm bám đất bám dân
để gây cơ sở, làm công tác quần chúng, cho nên suốt một thời gian
dài, anh em hoạt động rất khó khăn và kém hiệu quả. Đầu năm
1947, khi cuộc chiến đấu còn đang diễn ra trong các thành phố
lớn, Trung ương đã tăng cường cán bộ cho Khu 10 để chỉ đạo cuộc
kháng chiến ở Tây Bắc. Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy cũng điều
thêm lực lượng lên chiến đấu trên chiến trường miền tây. Trong
thư đề ngày 1/2/1947 gửi bộ đội Tây tiến, Bộ trưởng - Tổng Chỉ
huy Võ Nguyên Giáp khẳng định tầm chiến lược quan trọng của
miền Việt tây của Tổ quốc và nhấn mạnh nhiệm vụ của bộ đội
Tây tiến. Ông viết: “Hùng cứ được vùng đó, không những quân
địch ở vào thế cứ cao lâm hạ , có thể uy hiếp hậu phương chúng
1
ta, mà chúng lại mong thực hiện được âm mưu ác độc dĩ Việt trị
Việt , chia rẽ các anh em thiểu số, lập bộ đội người Việt thiểu số
2
để tiến đánh chúng ta... Mỗi một tấc đất miền Tây là một tấc đất
của Tổ quốc Việt Nam, chúng ta không thể để cho địch dễ dàng
giẫm lên được. Mỗi một đồng bào miền Tây là một người dân nước
Việt, chúng ta không thể không bảo vệ quyền lợi của đồng bào,
không thể để đồng bào ta bị quân địch giày xéo hay lung lạc. Hơn
nữa, bảo vệ được lãnh thổ và nhân dân miền Tây tức là gián tiếp
______________
1. Cứ cao lâm hạ là từ trên chĩa xuống.
2. Dĩ Việt trị Việt là dùng người Việt trị người Việt.
254