Page 257 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 257
bảo vệ được hậu phương chúng ta, giúp một phần quan trọng vào
thắng lợi cuối cùng”.
Bằng những kinh nghiệm hoạt động ở Cao - Bắc - Lạng những
ngày tiền khởi nghĩa, ông chỉ cho anh em thấy những khó khăn
thử thách đang chờ đợi ở phía trước, hướng dẫn phương thức hoạt
động và động viên các chiến sĩ Tây tiến hoàn thành nhiệm vụ,
trước hết là giác ngộ quần chúng, gây dựng cơ sở, tiến lên tổ chức
nhân dân chiến đấu chống địch.
Gần hai tháng sau, trên đường “thiên đô” lên căn cứ địa Việt
Bắc, nhân thời cơ chiến sự chưa lan rộng và Hội nghị quân sự Tiên
Kiên vừa kết thúc, lợi dụng tuyến đường sắt chưa bị phá hoại,
Tổng Chỉ huy cùng Khu trưởng Khu 10 Bằng Giang đáp tàu hỏa
lên thị sát tuyến đường Phú Thọ - Lào Cai. Cái thị xã biên giới hẻo
lánh gợi lại cho ông một kỷ niệm khó quên. Bảy năm trước, cũng
chính tại nơi đây hai ông Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đã
bí mật dùng mảng vượt qua sông Nậm Ti để sang bên kia biên giới
tìm đến với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Giờ đây, cuộc kháng
chiến toàn quốc mới bắt đầu. Lào Cai cũng như mấy địa danh ông
vừa đi qua chẳng bao lâu sẽ trở thành những vùng giành giật giữa
quân viễn chinh Pháp với quân ta, trước hết là với các chiến sĩ Tây
tiến. Dọc đường, trao đổi với Khu trưởng Bằng Giang, ông đã giúp
cho người chỉ huy chiến trường Tây Bắc này thấy cần phải làm gì
và làm thế nào để gây dựng, duy trì và phát triển cơ sở chính trị và
vũ trang trên địa bàn rừng núi bao la này khi chiến sự lan tới.
Thực hiện chủ trương của Cụ Hồ trở lại Tân Trào, Tổng Chỉ
huy Võ Nguyên Giáp thấy một trong những nhiệm vụ có tầm quan
trọng đặc biệt là bảo vệ căn cứ địa kháng chiến mà trung tâm là
Tân Trào. Đầu tháng 4/1947, trên đường lên căn cứ địa, ông gửi
thư cho đồng bào và dân quân tự vệ Việt Bắc, hướng dẫn việc
chuẩn bị đối phó với âm mưu tiến công của địch. Ông khẳng định
Việt Bắc vốn là một trong những trung tâm cách mạng chống lại
255