Page 263 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 263
đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh xây dựng, giờ đây -
từ tháng 3/1947, sau khi có quyết định của Chính phủ bổ sung
chức năng của Bộ Tổng chỉ huy - dân quân tự vệ đã trở thành
một lực lượng vũ trang của Nhà nước, do Bộ Tổng chỉ huy và các
cơ quan quân sự địa phương lãnh đạo và chỉ huy, có sự tham gia
của các đoàn thể. Rõ ràng là, từ Hội nghị quân sự Tiên Kiên, khái
niệm lực lượng vũ trang ba thứ quân đã hình thành trong tư duy
quân sự Võ Nguyên Giáp. Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ
nhất được triệu tập không chỉ nhằm khẳng định việc thống nhất
tổ chức và chỉ huy từ Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy xuống cơ sở,
mà điều quan trọng là nhằm thống nhất nhận thức, khắc phục
những tư tưởng sai lầm coi nhẹ vai trò chiến lược của dân quân,
du kích, khẳng định đường lối vũ trang toàn dân của Đảng. Ngày
26/5/1947, trong bài phát biểu trước hội nghị, Tổng Chỉ huy Võ
Nguyên Giáp nhấn mạnh vai trò chiến lược của các lực lượng vũ
trang địa phương, và chỉ rõ: Về quân sự: phối hợp với chủ lực hay
độc lập tác chiến để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ làng
mạc ruộng vườn của dân. Về chính trị: dùng phương thức vũ
trang tuyên truyền mà diệt tề trừ gian và giữ vững tinh thần cho
dân. Về kinh tế: bảo vệ cho dân hay trực tiếp giúp dân cày cấy,
gặt hái, đi đôi với đánh phá cơ sở kinh tế của địch. Những đội du
kích thoát ly phải có một bộ phận tăng gia sản xuất để góp phần
tự túc, tự cấp. Cuối cùng ông lý giải lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong thư Người gửi hội nghị, rằng: “Dân quân, tự vệ và du kích
là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một
bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào,
hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải
1
tan rã” . Để làm cho lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh
như bức tường sắt như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông
______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 132.
261