Page 262 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 262

đều có trách nhiệm giúp  đỡ huấn luyện lực lượng vũ trang  địa
                           phương và giúp cho dân quân “quen với tiếng súng”, nghiên cứu và
                           giúp đỡ các địa phương xây dựng làng chiến đấu (khi đó còn gọi là
                           làng kháng chiến) theo kinh nghiệm của Bắc Ninh, Kiến An, kinh
                           nghiệm hoạt động của lực lượng biệt động Thừa Thiên, Quảng Trị,
                           của dân quân Hậu Giang... Về vũ khí cho dân quân, ngay sau Hội

                           nghị Chúc Sơn, Cục trưởng Trần Đại Nghĩa rất quan tâm chỉ đạo
                           phát huy vai trò của các công binh xưởng, các lò rèn ở thôn xã để
                           đẩy mạnh sản xuất vũ khí thô sơ (đại đao, lựu đạn, súng kíp, địa
                           lôi, tên nỏ...) để tăng cường trang bị cho dân quân. Được thư động
                           viên của Tổng Chỉ huy, anh em công nhân quân giới rất say sưa
                           với việc sản xuất vũ khí thô sơ trước yêu cầu phát triển bước đầu
                           của dân quân, du kích. Như cách diễn đạt của Cục trưởng Quân

                           giới Trần Đại Nghĩa trong hội nghị lần thứ ba của ngành quân giới
                           (12/2/1948), tư tưởng chỉ đạo “đi hai chân” (du kích và chính quy)
                           của Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp “đã thấm vào từng bánh răng
                           cưa của ngành quân giới”.
                              Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất diễn ra trong bối

                           cảnh, theo đề nghị của Quân ủy, Chính phủ đã quyết định đổi Bộ
                           Quốc phòng - Tổng Chỉ huy  Quân  đội quốc gia thành Bộ Quốc
                           phòng - Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân, tự vệ Việt Nam.
                           Các phòng  Dân quân  đã  được thành lập tại các  địa phương, hệ
                           thống chỉ huy của các tỉnh  đội, huyện  đội, xã  đội dân quân  đã
                           từng bước hình thành; Trung ương Đảng đã có nghị quyết về việc
                           các địa phương phải cử cán bộ có năng lực đảm nhiệm phong trào

                           dân quân. Trước đó hai tháng, trong báo cáo quân sự của Bộ Tổng
                           chỉ huy tại Hội nghị quân sự Tiên Kiên, nhận thức về lực lượng
                           vũ trang địa phương đã có một bước phát triển mới, đó là sự phân
                           biệt giữa bộ đội chính quy (chủ lực) với du kích địa phương thoát
                           ly sản xuất và dân quân tự vệ không thoát ly sản xuất. Trước kia,

                           dân quân  tự vệ là  những tổ chức vũ trang quần chúng do các


                           260
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267