Page 261 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 261
phục tư tưởng đã bắt đầu xuất hiện lúc này là ngại chiến đấu lâu
dài gian khổ, ngại hoạt động trên địa bàn Việt Bắc vì thời tiết, khí
hậu, địa hình, sinh hoạt kham khổ. Có cán bộ muốn trở lại đồng
bằng, về quanh vùng Thủ đô “quần nhau với giặc”. Có đơn vị mới
lên Việt Bắc đã tỏ nguyện vọng trở lại chiến trường Khu 3; có đơn
vị không muốn đứng chân ở vùng Bình Ca - Đa Năng chỉ vì lý do
sốt rét. Vấn đề Tổng Chỉ huy đặt ra với anh em là, với chức năng
và nhiệm vụ của những đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ, phải sẵn sàng
đáp ứng yêu cầu chiến lược là hoạt động “trong phạm vi cả nước”,
không riêng chiến trường nào, không phân biệt rừng núi hay đồng
bằng. Đó là những đơn vị chủ lực “bộ chỉ đâu các đồng chí đánh
đấy, các đồng chí đánh đâu phải thắng đấy”. Muốn đánh thắng,
phải xây dựng, củng cố đơn vị cho vững mạnh về mọi mặt, đánh
phải đi đôi với rút kinh nghiệm để tiến bộ không ngừng, diệt địch
đi đôi với cướp súng địch để cải thiện trang bị của mình, quá trình
chiến đấu là quá trình càng đánh càng mạnh.
Kết quả Hội nghị Phú Minh đã đem lại những kiến thức đầu
tiên đối với cơ quan tham mưu Tổng hành dinh về chỉ đạo xây
dựng bộ đội chủ lực trong thời chiến. Cũng trong hội nghị này, về
mặt học thuật, lần đầu tiên khái niệm chiến dịch được nêu lên để
nghiên cứu, thảo luận.
Để chuẩn bị cho lực lượng vũ trang địa phương bước vào mùa
khô, Tổng Chỉ huy thông qua kế hoạch của cơ quan tham mưu
chuẩn bị mở hội nghị dân quân toàn quốc, đồng thời chuẩn bị đề
án thực hiện chủ trương chiến lược đã được Thường vụ nhất trí và
Hội nghị cán bộ Trung ương thông qua, đó là hoá một phần bộ đội
thành dân quân để hỗ trợ phong trào vũ trang địa phương. Từ
kinh nghiệm của Giải phóng quân trước kia, Tổng Chỉ huy đặt vấn
đề với cả Bộ Tổng tham mưu và Phòng Dân quân (khi đó còn trong
biên chế Cục Chính trị) phối hợp chỉ đạo các đơn vị bộ đội Vệ quốc
đoàn đóng quân ở địa phương nào - nhất là ở các vùng có chiến sự -
259