Page 260 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 260
Một trong những việc Tổng Chỉ huy rất quan tâm là củng cố
các đơn vị chủ lực của bộ, từ đó rút ra những kinh nghiệm để chỉ
đạo các khu và trung đoàn. Cái được gọi là “chủ lực của bộ” lúc này
còn rất nhỏ bé, gồm Trung đoàn 147, Trung đoàn 165 (Thủ đô) và
bốn tiểu đoàn độc lập 11, 80, 160 và 223, trong đó có những đơn vị
đã trải qua thử thách và đã trưởng thành như Trung đoàn 165
trên chiến trường Hà Nội và Tiểu đoàn 11 ở Hải Phòng và đường
số 5.
Theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Tổng Chỉ huy Võ Nguyên
Giáp, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái tổ chức cuộc họp ở
Phú Minh (Đại Từ - Thái Nguyên) vào tháng 5/1947, bàn về việc
xây dựng bộ đội chủ lực. Tham dự hội nghị là cán bộ từ đại đội trở
lên của các trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực của Bộ Quốc phòng -
Tổng Chỉ huy. Thực ra lúc này Bộ Tổng tham mưu chưa có kinh
nghiệm gì đáng kể để có thể khái quát thành nguyên tắc lý luận về
biên chế, tổ chức, trang bị, huấn luyện bộ đội chủ lực để chỉ đạo các
đơn vị. Phương thức tiến hành hội nghị là nghe và tổng hợp kinh
nghiệm của các đơn vị, sàng lọc thành những bài học xây dựng bộ
đội chủ lực về các mặt biên chế, tổ chức, giáo dục chính trị, lãnh
đạo tư tưởng, huấn luyện quân sự và tổ chức cung cấp, kể cả việc
nhanh chóng ổn định sinh hoạt, chống bệnh tật (nhất là sốt rét) và
việc tăng gia sản xuất cải thiện sinh hoạt trong điều kiện kinh tế
khó khăn của địa bàn Việt Bắc lúc này. Đây thực chất cũng là một
cuộc tập huấn ngắn ngày, do Tổng Tham mưu trưởng điều khiển,
từ kinh nghiệm của anh em, bước đầu khái quát thành nguyên tắc
xây dựng bộ đội rồi trả về cho anh em vận dụng trong việc củng cố
đơn vị của mình. Trong buổi nói chuyện với hội nghị trước ngày bế
mạc, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp khẳng định kết quả hội nghị,
xác định tính đúng đắn của những vấn đề anh em đã cùng nhau
thảo luận và quyết nghị, lý giải đường lối chiến lược đánh lâu dài
và vai trò bộ đội chủ lực của bộ. Ông phân tích vì sao phải khắc
258