Page 308 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 308
Chương V
TIẾN TỚI BƯỚC NGOẶT CHIẾN LƯỢC
2O - CUỘC “PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC MỀM” V O ĐỊCH HẬU
Trung tuần tháng 1/1948, Hội nghị mở rộng của Ban Chấp
hành Trung ương nhận định: Sau Chiến dịch Việt Bắc, lực lượng
so sánh giữa ta và địch đã biến chuyển. Chiến thắng Việt Bắc là
một cái đà cho ta bước sang giai đoạn thứ hai. Để chuẩn bị điều
kiện chuyển sang giai đoạn mới, Trung ương chủ trương: “Một mặt
phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất
là trong vùng địch kiểm soát, đồng thời tùy theo tình thế tập trung
đánh vận động tiêu diệt địch, quét những đồn lẻ của địch, bắt địch
thu hẹp địa bàn lại, đột kích những thành phố nhỏ” .
1
Vấn đề giai đoạn chiến lược trong cuộc kháng chiến chống
Pháp được nêu lên trong các văn kiện của Đảng ngay từ những
ngày chuẩn bị kháng chiến toàn quốc . Sau chiến thắng Việt Bắc,
2
một câu hỏi có tầm chiến lược đặt ra với Tổng hành dinh là: cuộc
kháng chiến đã bước sang giai đoạn mới chưa?
______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.9, tr.24.
2. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (22/12/1946) của Thường vụ Trung
ương xác định cuộc kháng chiến chia thành ba giai đoạn: phòng ngự, cầm
cự và phản công. Sau này, tên ba giai đoạn chiến lược được Ban Chỉ đạo
tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị đặt lại, cụ thể hơn, cho phù
hợp với thực tế diễn biến trên chiến trường từ năm 1945 đến năm 1954.
306