Page 310 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 310
rõ rệt và phổ biến, nhưng đồng thời lại do ta chưa mười phần hiểu
khả năng sắp tới của địch, nên Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp
thận trọng kết luận: Nếu Việt Bắc chưa phải là cái mốc cuối cùng
của giai đoạn thứ nhất thì cũng gần mốc cuối cùng. Và một yêu
cầu chiến lược đặt ra với Tổng hành dinh là phải chỉ đạo các chiến
trường làm gì để sẵn sàng bước sang giai đoạn thứ hai?
Về tương quan lực lượng giữa ta và địch khi cuộc kháng chiến
đứng trước ngưỡng cửa của giai đoạn mới, ông Giáp nhận định: So
sánh lực lượng quân sự đã thay đổi, lực lượng ta lớn lên trong khi
địch lộ rõ những chỗ yếu về quân số và tiếp tế; về chính trị, lực
lượng của ta ngày càng được củng cố còn địch đứng trước nhiều
khó khăn hơn chúng tưởng; về kinh tế, ta gặp nhiều khó khăn
nhưng khó khăn của ta chưa bằng khó khăn của địch. Và ông dự
kiến: Giai đoạn hai sẽ rất gay go, vì địa thế ta hẹp, vì kinh tế khó
khăn nhưng cũng là giai đoạn hết sức oanh liệt và dành cho ta
nhiều tiến bộ bất ngờ, vì lực lượng chính trị của ta hùng hậu, lực
lượng quân sự của ta tiến bộ. Cụ thể hoá kết luận của Hội nghị
Trung ương đầu năm 1948, Tổng Chỉ huy xác định: Để chuyển
sang giai đoạn mới, toàn quân phải nhằm vào tám mục tiêu chiến
lược sau đây:
1- Dồn hẹp phạm vi chiếm đóng của địch bằng các trận tiêu
diệt các cứ điểm nhỏ và đánh vào vùng sau lưng địch, biến hậu
phương của địch thành tiền phương của ta;
2- Bồi dưỡng lực lượng ta bằng những trận đánh tiêu diệt;
3- Đập tan âm mưu chính trị và kinh tế của địch bằng những
trận đánh phá những cơ sở kinh tế và trung tâm chính trị của
chúng, dùng vũ trang tuyên truyền để diệt tề trừ gian;
4- Mở rộng chiến trường, giúp đỡ nhân dân Lào và Campuchia
mở rộng mặt trận kháng chiến chống Pháp;
5- Vận dụng thành công phương châm du kích chiến là căn
bản, vận động chiến là phụ trợ bằng biện pháp phát huy vai trò các
308