Page 313 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 313
Vấn đề thực hiện chủ trương của Trung ương phát động chiến
tranh du kích rộng khắp, biến hậu phương của địch thành tiền
phương của ta là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
Tổng Chỉ huy ngay từ những ngày đầu kháng chiến ở miền Nam.
Tuy nhiên, từ đó và trong suốt năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc, phong trào chiến tranh du kích vẫn chưa phát triển, mặc dù
tháng 5/1947, Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy đã tổ chức Hội nghị
dân quân toàn quốc, tiếp đó từ trung tuần tháng 11, ngay khi
Chiến dịch Việt Bắc đang diễn biến khẩn trương, Tổng Chỉ huy đã
ban hành huấn lệnh Phát động du kích chiến tranh - Nhiệm vụ
quân sự căn bản trong giai đoạn này. Thế nhưng, như Hội nghị
Quân ủy đầu tháng 1/1948 đã nhận định, trong điều kiện chiến sự
diễn biến khẩn trương, các địa phương lại chưa được hướng dẫn cụ
thể cả về nội dung và biện pháp thực hiện, nên ở nhiều nơi huấn
lệnh chưa phát huy hiệu lực. Sau Chiến dịch Việt Bắc và nhất là
sau khi có Nghị quyết tháng 1/1948 của Trung ương, Bộ Quốc
phòng - Tổng Chỉ huy đã có điều kiện triển khai từng bước một
cách cơ bản, từ việc giáo dục quán triệt về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của dân quân, du kích đến hình thức tổ chức và phương
thức hoạt động của các lực lượng vũ trang địa phương để phát
động chiến tranh du kích.
Về mặt tổ chức, Tổng Chỉ huy quyết định “nâng” Phòng Dân
quân thuộc Cục Chính trị - Bộ Tổng chỉ huy lên thành Cục Dân
quân do ông Lê Liêm phụ trách, trực thuộc Tổng Chỉ huy, đồng
thời chỉ đạo tổ chức Phòng Dân quân ở các khu và ban chỉ huy tỉnh
đội, huyện đội, xã đội. Trong các cuộc hội nghị quân - dân - chính
đầu năm 1948, ông Giáp dành nhiều thời gian nói rõ về vai trò
chiến lược của chiến tranh du kích, giải thích từng nội dung chủ
yếu về nhiệm vụ và phương châm hoạt động của lực lượng vũ trang
địa phương theo tinh thần bản huấn lệnh Phát động du kích chiến
tranh. Vấn đề có ý nghĩa quyết định đặt ra với Tổng Chỉ huy là
311