Page 316 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 316
1- Vũ trang tuyên truyền, vận động, giáo dục giác ngộ nhân dân;
2- Từng bước xây dựng cơ sở chính trị, các tổ vũ trang bí mật,
tiến lên tổ chức dân quân, du kích, bộ đội địa phương;
3- Phối hợp với địa phương diệt tề, trừ gian, ngụy vận, xây
dựng nhân mối làm nội ứng...
Trước mắt, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp thấy một viễn cảnh
đầy hứa hẹn: Quá trình đưa chiến tranh vào vùng sau lưng địch sẽ
là quá trình tạo nên những chỗ đứng chân, những lõm chính trị và
vũ trang từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ phạm vi hẹp đến liên
hoàn từng khu vực rộng lớn, buộc địch phải rải lực lượng ra đối
phó. Đó là viễn cảnh của một biện pháp chiến lược độc đáo Việt
Nam sau này được ông Giáp gọi là cuộc phản công chiến lược mềm,
diễn ra trên quy mô rộng lớn trong các vùng địch tạm chiếm, rừng
núi và đồng bằng, miền Bắc và miền Nam, nhằm biến hậu phương
địch thành tiền phương ta.
Khi giao nhiệm vụ cho các địa phương, đơn vị tổ chức và đưa
các đại đội độc lập, các đội vũ trang tuyên truyền, các ban xung
phong công tác luồn sâu vào trong lòng địch, Tổng Chỉ huy Võ
Nguyên Giáp chỉ thị hoạt động của các lực lượng này là phải gắn
việc phát động chiến tranh du kích với việc lập làng chiến đấu, phá
hoại giao thông địch, vũ trang tuyên truyền để phá chính quyền bù
nhìn ở cơ sở, vận động ngụy binh và đặc biệt là phối hợp với chủ
lực tiêu diệt các cứ điểm nhỏ, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của
địch, làm thất bại chiến thuật “vết dầu loang” của chúng, đồng thời
góp phần chuẩn bị chiến trường cho các chiến dịch của bộ đội chủ
lực. Trải qua thực tế cả năm 1947 và dựa vào vị trí chiến lược và
đặc điểm của các chiến trường khác nhau, Tổng Chỉ huy xác định
nội dung và phương hướng chỉ đạo riêng một số địa phương trên
chiến trường chính Bắc Bộ, đặc biệt là vùng rừng núi.
Đông Bắc là chiến trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với ta
cũng như đối với địch, cả về quân sự, chính trị và kinh tế. Hòn Gai,
314