Page 315 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 315
Thành công hay thất bại của chiến tranh du kích là ở chỗ có dựa
được vào dân hay không, có được dân ủng hộ và hưởng ứng hay
không. Tư tưởng chỉ đạo của Cụ Hồ một lần nữa lại đã chứng minh
và khẳng định trong việc thực nghiệm công thức đại đội độc lập -
tiểu đoàn tập trung trong thu đông vừa qua. Và kết luận tổng quát
rút ra là, khác với thiên hạ, trên nền tảng chính trị quần chúng
vững chắc, chiến tranh du kích Việt Nam tồn tại và phát triển
trong những không gian không rộng lắm của một nước nhỏ, dân
không đông lắm nhưng mọi người dân bám trụ trong địa phương
mình để đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có trong tay.
Trong điều kiện cụ thể của năm 1948, Tổng Chỉ huy khẳng
định: Muốn phát động chiến tranh du kích, phải đặc biệt coi trọng
chỉ đạo việc vận dụng những kinh nghiệm hoạt động của các đại
đội độc lập trong Chiến dịch Việt Bắc. Các đại đội độc lập phải
đóng vai trò bà đỡ thì mới làm cho chủ trương chiến lược phát động
chiến tranh du kích của Trung ương trở thành hiện thực. Ông cho
rằng thời kỳ này là thời kỳ các đại đội độc lập phải làm tròn sứ
mạng của mình là phát huy sức chiến đấu, nâng đỡ và củng cố các
lực lượng vũ trang địa phương mở rộng phong trào du kích để dần
dần các đại đội đó có thể tập trung lại, trở về với chức năng bộ đội
chủ lực, tham gia đánh vận động.
Được sự nhất trí của Cụ Hồ và Thường vụ, Tổng Chỉ huy Võ
Nguyên Giáp cho chuyển khoảng một phần ba bộ đội chủ lực của
các khu trong toàn quốc thành hơn một trăm đại đội độc lập, với
những cán bộ chính trị có khả năng làm tốt công tác vận động
quần chúng. Bên cạnh các đại đội độc lập là những đội vũ trang
tuyên truyền, các ban xung phong công tác, lần lượt bí mật tiến
vào vùng sau lưng địch trên hướng được phân công, với nhiệm vụ
vận động tổ chức quần chúng từ chính trị tiến lên vũ trang, với
phương châm đã trở thành truyền thống của lực lượng vũ trang
cách mạng Việt Nam là người trước - súng sau. Cụ thể là:
313