Page 317 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 317
Cẩm Phả là cơ sở kinh tế; đường số 18 - Uông Bí đi Tiên Yên - và
đường số 4 là đường tiếp tế của địch; Tiên Yên, Khe Tù là những
căn cứ tiếp tế của mặt trận phía bắc của địch; Lạng Sơn là một
trọng trấn, một căn cứ quân sự quan trọng. Do hành động lấn
chiếm của quân Pháp từ trước ngày kháng chiến toàn quốc nên
chiến trường Đông Bắc phát triển sớm, do đó sự chỉ đạo của Tổng
Chỉ huy trên hướng Đông Bắc trước và sau Chiến dịch Việt Bắc
cũng có những điểm khác biệt so với các hướng khác.
Năm 1947, ta chủ trương gây dựng một số cơ sở du kích nhỏ
ở Đông Bắc, nhưng vì thiếu một kế hoạch đầy đủ và phương
châm hoạt động thích hợp cho nên chỉ đạt được kết quả hạn chế
ở một số địa bàn như Chi Lăng, Nà Thuộc, Mai Siu, Vi Loại.
Cuối năm 1947, đồng thời với việc mở cuộc tiến công Việt Bắc,
địch nối đường số 13 với đường số 18 qua Lục Nam, Phả Lại, từ
đó đường số 13 trở thành một con đường tiếp tế phụ cho Lạng
Sơn. Sau Chiến dịch Việt Bắc, do ta thiếu cảnh giác không phán
đoán đúng âm mưu địch nên không có kế hoạch đối phó với các
bước lấn chiếm theo kiểu “vết dầu loang” của chúng trên đường
số 1 từ Lạng Sơn đến Lạng Giai, từ An Châu đến Lục Nam, từ
Đông Triều đến Phả Lại. Mở rộng phạm vi chiếm đóng vùng
Đông Bắc, địch âm mưu khống chế miền duyên hải, đặc biệt là
vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả, khống chế đường giao thông tiếp tế
của ta lên Việt Bắc và sự thông thương của ta với bên ngoài
bằng đường bộ và đường biển. Lợi dụng những thiếu sót của bộ
đội ta trong công tác giữ vững cơ sở nhân dân, lợi dụng tính chất
phức tạp và chậm tiến của các dân tộc vùng Đông Bắc , địch lập
1
hội tề trong hầu hết các xã của cái gọi là “nước Nùng tự trị” và
______________
1. Ngoài người Kinh, có người Nùng, Thổ, Mán, Thanh Y, Thanh
Phán, Hoa kiều. Vùng mỏ than, phần lớn là người Kinh, một phần là
người Hoa.
315