Page 323 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 323
cách mạng Lào là bước khởi đầu đánh dấu một mốc đặc biệt quan
trọng của cả quá trình chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung của
hai dân tộc Việt - Lào anh em.
Sau khi cho thành lập Ban xung phong Lào Bắc, mùa thu
năm 1948, Tổng Chỉ huy cho thành lập thêm Đội vũ trang công tác
miền Tây (gồm các cán bộ quân - dân - chính - đảng, một số anh
em dân tộc thiểu số và cả cán bộ người Lào) lên tăng cường hoạt
động trên hướng Tây Bắc và Thượng Lào. Một số tiểu đoàn chủ lực
được lệnh đẩy mạnh hoạt động ở khu vực Yên Bình Xã (giáp giới
ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang) buộc Pháp phải phân tán lực
lượng đối phó, giảm bớt sức ép của địch, hỗ trợ trực tiếp cho công
tác vũ trang tuyên truyền gây dựng cơ sở chính trị quần chúng.
Đến cuối năm 1948, trong khi các tổ trong Đội vũ trang công
tác miền Tây chia thành nhiều hướng, cùng Đội xung phong Tây
Bắc tiến từng bước vững chắc và bám trụ trên nhiều địa bàn dọc
biên giới Việt - Lào thì một bộ phận của Đội xung phong Trung
Dũng đã tiến sát bờ Na Khon (thượng nguồn sông Mã), có bộ phận
đã tiếp cận Điện Biên; Đội xung phong Quyết Tiến đã đến Tuần
Giáo; Đội xung phong Quyết Thắng đã đến Quỳnh Nhai. Trên
nhiều vùng biên giới Việt - Lào, các đội Tây tiến của ta đã gặp và
phối hợp hoạt động với các đơn vị vũ trang cách mạng Lào do hai
ông Cayxỏn và Thao Ma chỉ huy. Quyết tâm chiến lược của Cụ Hồ
đối với vùng rừng núi miền Tây đã được các chiến sĩ Tây tiến biến
thành hiện thực.
Đường số 5, nối liền Hà Nội và Hải Phòng, nằm giữa trung
châu Bắc Bộ, là con đường vận chuyển chiến lược huyết mạch nuôi
sống toàn bộ binh lực địch trên chiến trường chính Bắc Bộ. Điều đó
lý giải vì sao sau khi đưa quân ra miền Bắc sau Hiệp định sơ bộ
6/3/1946, quân Pháp đã chiếm Hải Phòng từ trước ngày kháng
chiến toàn quốc, đồng thời cũng lý giải vì sao ngay sau năm đầu
kháng chiến, Hà Nội, Hải Phòng và đường số 5 sớm trở thành
321