Page 326 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 326
kháng chiến hòng đánh phá nguồn nhân lực, vật lực của ta, trong
cái gọi là “chiến tranh tổng lực” (guerre totale) của chúng. Trận càn
Véga hồi trung tuần tháng 2 vừa qua vào căn cứ Đồng Tháp Mười
là một ví dụ.
Về phương hướng, nhiệm vụ, để làm thất bại âm mưu chiến
lược mới của địch, ông Giáp nói rõ nhiệm vụ căn bản và toàn diện
của quân và dân Nam Bộ trong giai đoạn mới của cuộc kháng
chiến. Về chính trị đó là công tác vận động chính trị quần chúng,
tranh thủ nhân dân, đặc biệt là các vùng đồng bào theo đạo Cao
Đài, Hòa Hảo, đồng bào Khmer và các tầng lớp người Hoa; vấn đề
đấu tranh chính trị và bảo vệ cơ sở quần chúng trong các thành
thị. Về quân sự, đó là việc vận dụng phương châm “đại đội độc lập -
tiểu đoàn tập trung”, phát động chiến tranh du kích rộng rãi, củng
cố dân quân, du kích thôn ấp và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đi
đôi với củng cố làng chiến đấu, ấp chiến đấu, từng bước học tập
cách đánh vận động quy mô nhỏ và vừa. Mục tiêu nhằm vào chống
địch càn quét bảo vệ căn cứ kháng chiến, nhất là vùng rừng núi
miền Đông, diệt các cứ điểm nhỏ, đánh địch trên các đường giao
thông thủy, bộ, các cơ sở kinh tế của địch, nhất là vùng gạo, vùng
caosu.
Cũng trong dịp này, Tổng Chỉ huy gửi Huấn lệnh về nhiệm vụ
chiến lược của miền Nam Trung Bộ khi chiến tranh bước vào giai
đoạn mới. Huấn lệnh khẳng định Nam Trung Bộ quan trọng
không chỉ vì vị trí chiến lược của Tây Nguyên (với trung tâm quân
sự Buôn Ma Thuột và trung tâm chính trị Đà Lạt), của hai cửa
biển Đà Nẵng và Nha Trang... mà còn là nơi đứng chân để quân ta
có thể phát triển hoạt động sang Cao Miên (Campuchia) và Lào, và
đứng trên lập trường dân tộc tự quyết mà giúp đỡ hai dân tộc anh
em chống Pháp, phối hợp cùng cuộc kháng chiến của ta. Cho nên,
miền Nam Trung Bộ cùng với Hạ Lào và các tỉnh Stung Treng,
Kratiê phải được coi là một chiến trường thống nhất.
324