Page 324 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 324
chiến trường ác liệt. Không phải nhận thức về vai trò chiến lược
của chiến trường này đã được thông suốt trong đội ngũ cán bộ ngay
từ những ngày đầu kháng chiến toàn quốc. Năm 1948, trong huấn
lệnh về phương châm hoạt động trên Mặt trận đường số 5, Tổng
Chỉ huy đã nhận xét: Trong thời kỳ đầu, quân ta đã chiến đấu hết
sức anh dũng trong thành phố Hải Phòng, trong Thủ đô Hà Nội và
dọc đường số 5, đã tiêu hao được một bộ phận quân địch và ngăn
cản, bao vây chúng dài ngày. Sau đó, trong một thời gian khá dài,
sự hoạt động của ta giảm sút hẳn xuống. Nguyên nhân là vì chúng
ta không nhận định rõ sự quan trọng của mặt trận này và đã rút
một bộ phận du kích địa phương đi các nơi khác trong khi mặt trận
lan rộng. Đến khi đã nhận rõ thì thiếu một sự lãnh đạo cụ thể, sát
với điều kiện thực tế.
Thực hiện chủ trương phát động chiến tranh du kích của
Trung ương, sau khi thống nhất ý kiến với Tổng Bí thư Trường
Chinh và bàn bạc với Tư lệnh Liên khu 3 Hoàng Minh Thảo, Tổng
Chỉ huy Võ Nguyên Giáp quyết định thành lập Mặt trận Hà Nội -
đường số 5 - Hải Phòng (gọi tắt là Mặt trận đường số 5) do Trung
đoàn trưởng Trung đoàn 42 Dương Quý Miên làm Chỉ huy trưởng,
Chủ tịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Năng Hách làm Chính ủy. Các
ông Đỗ Mười và Nguyễn Khai trong Liên khu ủy 3 được giao nhiệm
vụ trực tiếp chỉ đạo Mặt trận đường số 5. Để thực hiện quyết tâm
chiến lược đẩy mạnh hoạt động của quân ta trên mặt trận này,
trong huấn lệnh về phương châm hoạt động, Tổng Chỉ huy nhấn
mạnh: Không chỉ đơn thuần chấn chỉnh du kích xã, đưa các đội vũ
trang tuyên truyền và các đại đội độc lập tiến vào địch hậu mà còn
phải tiến hành cuộc đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh - cho
rằng đánh mạnh về quân sự sẽ làm tan vỡ cơ sở chính trị quần
chúng. Nhờ quyết tâm chiến lược đúng (biến Hà Nội thành một
chiến trường, biến Hải Phòng thành một chiến trường, cắt đứt
đường số 5) và nhờ phương châm và phương thức hoạt động đúng,
322