Page 325 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 325

từ giữa mùa hè năm 1948 cục diện Mặt trận đường số 5 dần dần
                           thay đổi, đặc biệt là sau hai đợt tổng công kích lần thứ nhất (tháng
                           5/1948) và lần thứ hai (tháng 10/1948).  Hoạt  động liên  tục và có
                           hiệu quả của bộ đội và du kích đường số 5 là cơ sở thực tế để Tổng
                           Chỉ huy đánh giá trong hội nghị tổng kết cuối năm 1948 rằng Mặt
                           trận đường số 5 là “Mặt trận điển hình thứ nhất đánh vào địch hậu,

                           vùng biển và đồng bằng”. Thật cũng dễ hiểu vì sao hồi đó báo chí
                           Pháp và phương Tây gọi đường số 5 là “con đường khủng khiếp”.
                              Theo đề nghị của Xứ ủy, giữa năm 1948, Trung ương cử một
                           phái  đoàn vào  Nam Bộ  để phổ biến tình hình và trao  đổi kinh
                           nghiệm chỉ đạo chiến tranh khi cuộc kháng chiến bước sang giai
                           đoạn mới. Phái đoàn do ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Thường vụ Trung
                           ương Đảng dẫn đầu. Cũng nhân dịp này, Bộ Tổng chỉ huy cử Thiếu

                           tướng Lê Hiến Mai và một số cán bộ Tổng  hành dinh vào tăng
                           cường cho Nam Bộ. Phái đoàn lên đường sau khi dự Hội nghị cán
                           bộ Trung ương lần thứ 5, mang theo một số văn kiện quan trọng,
                           trong  đó có những tài liệu của Bộ Tổng chỉ huy về chỉ  đạo phát
                           động chiến tranh du kích, về kiểm thảo mùa hè và chuẩn bị thu

                           đông. Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm việc với các ông
                           Lê Đức Thọ và Lê Hiến Mai nhằm thống nhất đánh giá tình hình
                           và chủ trương chiến lược sắp tới của chiến trường Nam Bộ.
                              Căn cứ vào những hoạt động của địch từ sau Chiến dịch Việt
                           Bắc, các ông thống nhất nhận định: Chiến lược của địch ở Nam Bộ
                           có thể coi là tiêu biểu cho chủ trương chiến lược chung của chúng
                           trong giai đoạn mới. Chúng đã rút quân khỏi nhiều vị trí cô lập,

                           tập trung về củng cố và kiểm soát chặt các đô thị, các vùng chúng
                           có thể bắt lính  để bổ sung cho  đội quân tay sai (Cao  Đài  ở Tây
                           Ninh, Hoà Hảo ở Châu Đốc, Long Xuyên) và các đường giao thông
                           quan trọng, đường caosu, đường gạo, đường lâm sản... nhằm thực
                           hiện kế hoạch vơ vét nhân lực, vật lực của ta để nuôi chiến tranh.

                           Mặt khác, chúng sẽ tổ chức những cuộc càn lớn vào căn cứ


                                                                                           323
   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330