Page 328 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 328
1
Dựa vào làng chiến đấu, ấp chiến đấu được kiến lập ở nhiều nơi ,
lực lượng vũ trang vùng sau lưng địch phát triển và trưởng thành
qua thực tế chiến đấu để bám trụ và bảo vệ thôn xóm, làm hậu
thuẫn cho cuộc đấu tranh của nhân dân nhằm bảo vệ quyền làm
chủ giành được ở mức độ khác nhau. Cũng trong thời kỳ này, chấp
hành chỉ thị tháng 3/1948 của Tổng Chỉ huy về phương châm,
phương hướng hoạt động trên các mặt trận Lào và Campuchia,
một số cơ sở chính trị và vũ trang đã được xây dựng ở Đông Miên,
Hạ Lào và nhất là ở Thượng Lào.
Đầu năm 1949, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 6 (từ ngày
14 đến ngày 18/1/1949) nhận định rằng: “Biến hậu phương của địch
thành tiền phương của ta là thành công lớn nhất của ta trong năm
1948”. Trong Hội nghị cán bộ quân chính cao cấp toàn quân tháng
1/1949, sau khi nhắc lại ý kiến trên đây của Hội nghị cán bộ Trung
ương, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp nói thêm: “Không “bình định”
2
được các vùng đã kiểm soát, không mở được cuộc tiến công nào ra
vùng tự do, đó là thất bại lớn nhất của địch trong năm 1948”.
Sau này, tài liệu tổng kết của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến
tranh - trực thuộc Bộ Chính trị, đánh giá: “Năm 1948, việc đưa
chiến tranh du kích vào vùng sau lưng địch, biến hậu phương địch
thành tiền phương ta, kết hợp quân sự, chính trị, kinh tế, nổi dậy
phá tề trừ gian, thực chất là một cuộc chiến tranh tổng lực ở vùng
______________
1. Ví dụ: Bắc Bộ: Đình Bảng (Bắc Ninh), Vật Lại (Sơn Tây), Chi Lăng
(Lạng Sơn); Trung Bộ: Cự Nẫm, Cảnh Dương (Quảng Bình), Xi Tơ (Gia
Lai - Tây Nguyên); Nam Bộ: Tân Phú Trung, v.v..
2. Theo Sắc lệnh số 14/SL ngày 12/3/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
kể từ ngày 22/12/1948, đổi tên Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và
Dân quân Việt Nam thành Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân
quân Việt Nam; chức danh Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân
quân Việt Nam đổi thành Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân
Việt Nam.
326