Page 341 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 341
Về công tác cán bộ, ông nói: Vấn đề cán bộ là một vấn đề then
chốt để thực hiện những phương châm quân sự mới. Không giải
quyết được vấn đề cán bộ, nhất định các phương châm và kế hoạch
hay và đúng đến đâu cũng không thể có kết quả mỹ mãn được. Các
nhiệm vụ mới đòi hỏi một số cán bộ ngày càng lớn, đòi hỏi những
cán bộ chuyên môn: pháo binh, công binh, thông tin liên lạc. Vận
động chiến cần có những cán bộ của vận động chiến, chỉ huy chiến
thuật linh động, có kế hoạch, có sáng kiến, có nhãn quan, hiểu địch
và biết phán đoán địch, biết ứng phó nhanh chóng, đủ năng lực để
nắm vững một bộ đội lớn. Cho nên cần có một kế hoạch đào tạo cán
bộ chuyên môn. Chương trình huấn luyện phải lấy tư tưởng chiến
lược, chiến thuật hiện đang áp dụng làm cơ sở. Hiện nay trình độ
chiến sĩ đã tiến bộ nhiều. Trong tình thế mới, nhiệm vụ mới càng
nặng nề, người chỉ huy cần phải tiến vượt bậc cho kịp nhiệm vụ
nặng nề mà mình phải gánh vác.
Về quan hệ giữa bộ đội chủ lực với các địa bàn mở chiến dịch,
từ kinh nghiệm các chiến dịch nhỏ cuối năm 1948 (Yên Bình Xã,
đường số 3, Đông Bắc), trên báo Sự thật, số 126 (26/1/1949), ông
viết: “Nói đến các chiến dịch, đến hoạt động của bộ đội chủ lực, thì
việc chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị cơ sở nhân dân, điều tra địch
tình, tiếp tế vận tải, trước lúc tác chiến, cho đến việc tham gia công
tác phá hoại, thu dọn chiến trường, khuếch trương thắng lợi trong
và sau khi tác chiến, các công tác đó là điều kiện tối thiểu cần thiết
cho thắng lợi. Các công tác ấy có thể do bản thân bộ đội chủ lực
làm được không? Nếu chủ lực phải gánh vác lấy một mình nhất
định không làm được đến nơi đến chốn. Trái lại, nếu có sự phối hợp
quân - dân - chính, huy động vào công việc ấy không những các lực
lượng của bộ đội địa phương và dân quân, mà cả sức người và của,
sáng kiến và lòng gan dạ của nhân dân nữa, thì kết quả có thể
tăng lên gấp bội”.
339