Page 345 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 345
Bộ Tư lệnh Liên khu 3 đã phát động mạnh chiến tranh du kích,
tiêu hao địch rộng rãi và phối hợp với các đơn vị chủ lực của liên
khu trong các trận đánh địch ở Thái Ninh, Quỳnh Côi, Tiên Hưng
(Thái Bình), Ứng Hoà (Hà Đông). Chiến tranh du kích đồng bằng
sông Hồng đã phối hợp khá chặt chẽ với các chiến dịch nhỏ trên
hướng rừng núi.
Trên bước đường quá độ đi dần từng bước từ du kích phân tán
đến tác chiến tập trung từ nhỏ đến lớn nhằm mục tiêu chiến lược
đẩy mạnh vận động chiến tiến tới, việc đấu tranh để quán triệt tư
tưởng chỉ đạo tác chiến vào thực tế chiến đấu là một cuộc đấu tranh
kiên trì của cấp chiến lược, nhằm đạt được một trong những yêu cầu
chiến lược chủ yếu của bộ đội chủ lực là càng đánh càng mạnh. Tổng
Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đặc biệt quan tâm chỉ đạo rút kinh
nghiệm và phổ biến kinh nghiệm các trận đánh hay, các chiến dịch
được chỉ đạo chuẩn bị và điều hành tốt, đồng thời ông cũng rất
nghiêm khắc đối với những trận đánh “được không bù mất”, hạ được
đồn địch nhưng bộ đội thương vong nhiều. Ông đã từng phê bình
nghiêm ngặt những trận như Phủ Thông (1948), sông Lô (1949) và
Chiến dịch Lê Hồng Phong 1, mùa xuân năm 1950.
Điển hình là lần Tổng Tư lệnh phê bình Ban Chỉ huy Mặt trận
Lê Hồng Phong 1 về hai trận Phố Lu và Nghĩa Đô. Đây là một bài
học khó quên đối với cán bộ cơ quan tham mưu Tổng hành dinh.
Bức điện đề ngày 20/3/1950 của Tổng Tư lệnh chỉ thị Ban Chỉ
huy Lê Hồng Phong 1 “cần tự kiểm thảo nghiêm ngặt” tìm ra
nguyên nhân dẫn đến thương vong của ta trong trận Phố Lu. Nhắc
lại báo cáo của Ban Chỉ huy Mặt trận viết rằng: “Trong trận Phố
Lu, ta tiêu diệt được một thị trấn quan trọng của địch, thu được vũ
khí, đạn dược, địch bị thiệt hại gần 100, nhưng ta bị hy sinh 100,
trong đó có 11 cán bộ cấp đại đội và trung đội, bị thương 180, trong
đó có 13 cán bộ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt vấn đề: Trước khi
đánh Phố Lu, Ban Chỉ huy ước lượng mức hy sinh như thế nào? Và
343