Page 343 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 343
triển thuận lợi, trong đó có trận đánh vận động hiệu suất cao của
Trung đoàn 209 trên đường Mỏ Hẻm - Chợ Bờ, thì sang đợt 2, do
tư tưởng ham đánh điểm, không gắn đánh điểm với diệt viện, lại
do địch tăng viện cho Hoà Bình và đường số 6, hoạt động của ta
kém hiệu quả, Tổng Tư lệnh quyết định kết thúc chiến dịch, rút bộ
đội chủ lực về nghỉ ngơi củng cố và giao cho Bộ Tư lệnh Liên khu 3
và Trung đoàn 209 tiếp tục chuẩn bị chiến trường ở hướng Hoà
Bình. Trung đoàn trưởng Lê Trọng Tấn được chỉ thị viết lại kinh
nghiệm trận đánh địch rút chạy trên đường Mỏ Hẻm - Chợ Bờ để
kịp thời phổ biến cho các đơn vị.
Nhìn chung, với sự theo dõi và chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tổng tư
lệnh, từ mùa thu năm 1948 đến mùa hè năm 1950, bộ đội chủ lực
đã mở chừng 20 chiến dịch nhỏ trên khắp các chiến trường , từ
1
Đông Bắc, Tây Bắc Bắc Bộ, đến nam Khu 4, Khu 5 và Nam Bộ.
Mục đích chủ yếu của các chiến dịch đó là tiêu diệt một bộ phận
sinh lực, thu hẹp một phần phạm vi chiếm đóng của chúng, nhưng
chủ yếu là rèn luyện cho cán bộ và bộ đội tác chiến tập trung từ
nhỏ đến lớn, đồng thời tạo thêm điều kiện cho phong trào chiến
tranh du kích phát triển. Loại hình chủ yếu của các chiến dịch nhỏ
là tiến công . Binh lực huy động từ 2 tiểu đoàn (như Chiến dịch
2
Yên Bình Xã 2) đến 4 trung đoàn (như các chiến dịch Đông Bắc 1,
Lê Lai, Lê Lợi). Cách đánh chủ yếu là đánh điểm diệt viện. Cùng
với việc xác định hướng mở chiến dịch tiến công cho các địa
phương, Tổng Tư lệnh thường cử phái viên của Tổng hành dinh
______________
1. Bắc Bộ: 10; Trung Bộ: 7; Nam Bộ: 3; Thập vạn đại sơn (Hoa Nam,
Trung Quốc): 1. Thập vạn đại sơn là chiến dịch ta phối hợp với bạn mở
rộng Biên khu Điền Quế - Việt Quế, nhằm giúp bạn xây dựng một khu
giải phóng ở Ung - Long - Khâm, sát kề với biên giới Đông Bắc của ta,
chuẩn bị đón Giải phóng quân Nam hạ.
2. Riêng Chiến dịch sông Lô tháng 5/1949 - đánh bại cuộc hành binh
Pomone của địch - là chiến dịch phản công.
341