Page 346 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 346
nếu biết trước là phải hy sinh đến chừng ấy thì có quyết định đánh
không? Trong cả hai trường hợp (không ước lượng hoặc ước lượng
trước nhưng vẫn chủ trương đánh), Ban Chỉ huy đều phải thấy
khuyết điểm của mình và phải tìm ra nguyên nhân. Tổng Tư lệnh
cho rằng Ban Chỉ huy Lê Hồng Phong đã không kiểm thảo theo
tinh thần chỉ đạo của trên. Dẫn chứng:
1- Thư đồng chí Chính ủy viết: “Sự thiệt hại kể cũng hơi nặng,
1
nhưng Phố Lu là một thị trấn, công sự địch rất kiên cố, vào đến nơi
mới thấy rằng lấy được đồn Phố Lu, mức hy sinh như vậy cũng
chưa phải là nhiều”.
2- Thư đồng chí Chỉ huy phó nêu nhiều kinh nghiệm, nhiều
nhận xét về Phố Lu mà không có nhận xét gì về tổn thất của ta.
Theo thư ấy thì nếu địch còn tinh thần chiến đấu chống trả thì ta
còn tổn thất nhiều hơn.
3- Thư đồng chí Chỉ huy trưởng nói: Tiêu hao nặng của ta
không phải vì địch làm ta tiêu hao nhiều, mà chính vì tinh thần
của anh em quá hăng, nên mới xảy ra.
Tổng Tư lệnh nhận xét: Tự kiểm điểm như vậy là không
nghiêm ngặt, là chỉ thấy ưu điểm mà không thấy khuyết điểm,
thấy thiệt hại của địch mà không thấy thiệt hại của ta, cắt nghĩa
mà không nhận khuyết điểm.
Về trận Nghĩa Đô, theo báo cáo: “Địch bị tiêu hao một số. Ta thu
được 20 súng trường và tiểu liên, bị tiêu hao 32 súng trường,
4 trung và tiểu liên, 91 bị hy sinh và thất lạc, 202 bị thương. Riêng
Tiểu đoàn 11 (Tiểu đoàn Phủ Thông): Bao nhiêu tay súng giỏi, chỉ
huy can trường, đều hy sinh khi đánh nhau với quân nhảy dù. Bộ đội
Phủ Thông bây giờ sụt hẳn về mặt chất, vì cán bộ khá hy sinh cả”.
______________
1. Thư phê bình của Tổng Tư lệnh nêu rõ tên từng đồng chí, nhưng ở
đây tác giả xin phép chỉ nêu chức vụ các đồng chí trong Bộ Chỉ huy Lê
Hồng Phong 1.
344