Page 336 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 336
thí điểm không thành công trọn vẹn nhưng đã mang lại cho cán bộ,
1
chiến sĩ Tiểu đoàn 11 cũng như cơ quan tham mưu Tổng hành dinh
nhiều kinh nghiệm ban đầu về tổ chức và thực hành một trận đánh
mà hồi đó thường gọi nôm na ngắn gọn là “công đồn”, đặc biệt là đã
làm sáng tỏ những hạn chế của quân ta về trinh sát nắm địch (đặc
biệt ở đây là hầm ngầm), về tổ chức chỉ huy và hợp đồng giữa bộ binh
và pháo binh đi cùng. Khi tổng kết Chiến dịch đường số 3 và trận
Phủ Thông, Tổng Chỉ huy biểu dương tinh thần xung phong chiến
đấu của Tiểu đoàn 11 và tặng tiểu đoàn danh hiệu Tiểu đoàn Phủ
Thông. Ông phân tích những yếu kém của cán bộ và bộ đội trong trận
thí điểm này, nhất là công tác trinh sát, điều tra địch tình trước trận
đánh và chỉ ra phương hướng khắc phục. Ông còn nhắc nhở cơ quan
tham mưu chú ý một kinh nghiệm quan trọng rút ra từ trận Phủ
Thông. Ngày 25 ta tiến công vị trí này, ba ngày sau viện binh địch từ
Cao Bằng theo đường số 3 xuống ứng cứu. Ban Chỉ huy chiến dịch
không có kế hoạch đánh viện binh địch. Thế là lại thêm một bài học
rất bổ ích đối với việc chỉ đạo mở chiến dịch (dù là chiến dịch nhỏ) là
kèm theo kế hoạch đánh điểm phải có kế hoạch diệt viện. Thực tế sau
này cho thấy: Không những kế hoạch diệt viện phải được vạch ra,
đồng thời với kế hoạch đánh điểm mà trong rất nhiều trường hợp, kế
hoạch đánh điểm chỉ là bước khơi mào cho mục đích chủ yếu của
chiến dịch là “câu” viện binh địch ra để tiêu diệt.
Cơ quan tham mưu đúc kết kinh nghiệm của các trận vây đồn
diệt viện ở Mộc Hoá, La Bang, Sóc Xoài (Nam Bộ) và các chiến dịch
______________
1. Dù đã loại khỏi vòng chiến đấu gần hết đại đội địch (trong đó có
Đại úy Cácđinan đồn trưởng và Trung úy Sáclốt đồn phó bị chết ngay
từ đầu trận đánh mở màn). Chỉ còn một tiểu đội địch cố thủ trong
hầm ngầm và chống trả quyết liệt. Quân ta chưa có điều kiện diệt được
hầm ngầm.
334