Page 347 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 347

Tổng Tư lệnh đặt vấn đề: Thế có phải là thất bại hay không?
                           Và ông kết luận: Trận Nghĩa  Đô phải coi  là một trận thất bại.
                           Không nên vì  địch rút, vì  địch bị tiêu hao một số mà trong việc
                           khen thưởng từng chiến sĩ, từng đơn vị, lại để cho cán bộ hiểu lầm
                           rằng trận Nghĩa Đô là một thành công. Công tác chính trị không
                           phải chỉ nêu thắng lợi và ưu điểm mới động viên được bộ đội, mà

                           cần nêu cả thất bại, khuyết điểm để học tập, sửa chữa.
                              Cuối bức  điện,  Đại tướng viết: “Các  đồng  chí có trách nhiệm
                           ngày càng  nặng. Cho  nên lại cần  đi vào nền nếp tự kiểm  điểm
                           nghiêm ngặt nhất là trong lúc thắng lợi”.
                              Mặc dù có chiến dịch không đạt yêu cầu chiến lược đề ra, thậm
                           chí có trận đánh thất bại, nhưng hơn 20 chiến dịch nhỏ từ mùa hè
                           năm 1948 đến mùa thu năm 1950 chứng tỏ Tổng Tư lệnh đã chỉ

                           đạo các cơ quan Tổng hành dinh, cấp liên khu và trung đoàn quán
                           triệt và vận dụng sáng tạo quy luật phát triển của chiến tranh
                           cách mạng,  và các chiến dịch nhỏ  đó  đã  đem lại cho  Tổng hành
                           dinh những bài học quan trọng về chỉ đạo xây dựng và tác chiến
                           chiến lược.

                              Thực tế khẳng định: Từ du kích lên chính quy, từ đánh nhỏ lên
                           đánh lớn là quy luật tất yếu của chiến tranh cách mạng Việt Nam.
                           Trong một công trình nghiên cứu tổng kết cuộc kháng chiến chống
                           Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Đứng về chiến lược mà nói,
                           du kích chiến gây nhiều khó khăn và tổn thất cho địch, nhưng du
                           kích chiến chỉ có thể  tiêu hao quân  địch. Muốn tiêu diệt  được
                           nhiều sinh lực địch, giải phóng được đất đai, du kích chiến phải

                           tiến dần lên vận động chiến và công kiên chiến.
                              Chấp hành phương châm đưa du kích chiến tiến dần lên vận
                           động chiến, ngay từ  đầu, trong bộ  đội du kích của ta, ngoài bộ
                           phận hoạt động phân tán, đã có một bộ phận hoạt động tập trung,
                           tức là những mầm mống đầu tiên của vận động chiến. Năm 1947,

                           với chủ trương đại đội độc lập - tiểu đoàn tập trung, chúng ta đã


                                                                                           345
   342   343   344   345   346   347   348   349   350   351   352