Page 349 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 349
22- TẠO YẾU TỐ ĐÁNH THẮNG
TRẬN ĐẦU RA QUÂN ĐÁNH LỚN
Trong điều kiện kỹ thuật nắm tin lúc bấy giờ còn rất hạn chế,
cơ quan tình báo Tổng hành dinh đã cố khai thác triệt để các
nguồn tin công khai để nắm được và phân tích những biến cố chủ
yếu nhất về phía Pháp, làm cơ sở để đánh giá tình hình, xác định
bước đi. Đài Phát thanh Con nhạn của quân viễn chinh và báo chí
Pari và Sài Gòn đã giúp cơ quan tham mưu Tổng hành dinh nhiều
tin tức quan trọng về phía đối phương.
Sau 5 năm theo đuổi chiến tranh và liên tiếp gặp những thất
bại trên chiến trường, Chính phủ Pháp ngày càng phải đối mặt với
những khó khăn gay gắt về kinh tế - tài chính và những khủng
hoảng triền miên về chính trị. Phong trào quần chúng Pháp phản
đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu ngày càng mở rộng, điển hình là sự
kiện ngày 23/2/1950, người nữ thanh niên Raymông Điêng nằm
ngang đường sắt, cản đoàn tàu hỏa chở vũ khí ra cảng để đưa sang
Đông Dương. Chỉ từ tháng 11/1947 (khi đang diễn ra cuộc tiến
công lên Việt Bắc) đến giữa năm 1950, đã thêm tám lần nội các
Pháp lập nên đổ xuống . Có vị thủ tướng chỉ ngồi trên ghế được 12
1
ngày (như Giuyn Mốc), thậm chí chỉ 7 ngày (như Mayê). Phong
trào phản chiến và thế chính trị chênh vênh của chính phủ khiến
cho không một thủ tướng nào dám đưa các hiệp định ký với Bảo
Đại (ở Vịnh Hạ Long cũng như ở Pari) ra trước Quốc hội, vì chắc
chắn sẽ không được thông qua.
______________
1. Nội các Pháp từ đầu năm 1947 đến giữa năm 1950: Ramađiê (Paul
Ramadier): 1/1947 – 11/1947, Suman (Robert Shumam): 11/1947 – 7/1948,
Mari (André Marie): 7/1948 – 8/1948, lại R. Suman: 8/1948 – 1/1949, Cơi
(Henri Queuille): 1/1949 – 10/1949, Mốc (Jules Moch): 5/10/1949 –
17/10/1949, Mayê (René Mayer): 17/10/1949 – 24/10/1949, Biđôn (Georges
Bidault): 10/1949 – 6/1950.
347