Page 350 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 350

Về quân sự, báo chí Pari và Sài Gòn phản ánh lời than phiền
                           của chỉ huy các chiến trường về khó khăn lớn nhất là nạn khủng
                           hoảng quân số. Không một vùng nào được coi là đủ binh lực trước
                           nhiệm vụ đã trở nên quá nặng nề vì phải đối phó với hoạt động đều
                           đặn của một  đối thủ  đang ngày  càng lớn mạnh. Một ví dụ: Dọc
                           duyên hải 300 km  ở Trung Trung  Bộ, Pháp chỉ có 6  tiểu  đoàn

                           “căng như sợi dây đàn” cho nên đối phương đã lợi dụng tình trạng
                           hết sức phân tán của quân Pháp để tiến công. Còn ở Bắc Bộ, nếu
                           không có quân tăng viện thì không thể khai thông được đường lên
                           Tây Bắc cũng như không  thể giải tỏa cho  Hà Nội  đang thường
                           xuyên bị du kích áp sát và vây hãm. Trên hướng Đông Bắc, không
                           chỉ Cao Bằng mà suốt dọc đường số 4 xuống vùng mỏ, biến cố quân
                           sự có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì đối phương luôn giữ quyền chủ

                           động tác  chiến.  Đáng lo ngại hơn cả vẫn là  vùng châu  thổ sông
                           Hồng, một vùng đồng bằng phì nhiêu đông người nhiều của chiếm
                           1/5 diện tích Bắc Bộ nhưng lại là nơi luôn không ổn định vì tiếng
                           súng du  kích không bao giờ ngớt. Tướng Săngxông (Chanson -
                           được coi là “chuyên gia bình định” ở Nam Bộ) được điều ra để “cứu

                           cho vùng đồng bằng có ích khỏi bị ruỗng nát”.
                              Đang lúc cuộc vận động xin tăng viện binh chưa có dấu hiệu
                           khả quan thì tin tức về trận Phủ Thông dội về Pari . Báo chí Pháp
                                                                               1
                           phản ánh dư luận chính giới Pari nói rằng trận Phủ Thông có thể
                           là “chất kích thích” thúc đẩy chính phủ cố gắng hơn trong việc gửi
                           viện binh sang Đông Dương để thêm sức chống đỡ với tình hình
                           ngày càng xấu đi, nhưng riêng tướng Tổng Chỉ huy Bledô thì thừa

                           biết rằng,  đã từ lâu  đối với nước Pháp vấn  đề viện binh luôn là
                           chuyện lực bất tòng tâm.
                              Trong khi  đó thì tại Sài Gòn, mâu thuẫn dai dẳng về chủ
                           trương chiến lược giữa Cao ủy Pinhông (Léon Pignon) và Tổng Chỉ
                           ______________

                              1. Trận tiến công của Tiểu đoàn 11 vào Phủ Thông ngày 25/7/1948.


                           348
   345   346   347   348   349   350   351   352   353   354   355