Page 397 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 397
các chiến trường trong cả nước với chiến trường chính Biên giới,
quân đội trên khắp ba miền Trung - Nam - Bắc đã giành được một
thắng lợi có ý nghĩa chiến lược rất to lớn .
1
Điều khiến Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gợi ý để cơ quan
tham mưu suy nghĩ và phân tích cho rõ là vì sao địch vội vã rút
chạy khỏi hàng loạt vị trí quan trọng như vậy trên một chiến trường
nhạy cảm như phòng tuyến đường số 4? Rõ ràng là sai lầm ban đầu
của địch đã dẫn đến hai binh đoàn bị tiêu diệt trong vòng một tuần
lễ. Sự bối rối sau khi mất hai binh đoàn lại khiến Bộ Chỉ huy Pháp
đi đến những sai lầm khác, dẫn đến sự tan vỡ của cả Khu biên thùy.
Cũng rõ ràng là thắng lợi vừa qua của ta đã gây nên một sự đột biến
khó lường trước về tinh thần tư tưởng trong bộ máy chỉ huy của
địch. Từ chỗ chủ quan, đánh giá quá thấp đối phương, sau mỗi thất
bại sự bối rối hoảng loạn càng tăng và tướng lĩnh Pháp càng lao sâu
vào sai lầm và thất bại. Chưa nói đến Lạng Sơn - nơi đặt Sở Chỉ huy
của Khu biên thùy và cũng là nơi địch có một lượng dự trữ rất lớn
trang bị vũ khí phải bỏ lại , chỉ riêng việc địch rút chạy khỏi
2
______________
1. Mùa khô năm 1950, trên chiến trường cả nước, ta đã tiêu diệt chừng
10.000 tên địch, tiêu diệt, bức hàng, bức rút 217 cứ điểm, giải phóng 17 thị
trấn, 5 thị xã có tầm quan trọng khác nhau về mặt chiến lược (Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai, Hoà Bình). Riêng trên chiến trường rừng
núi phía bắc, với việc tiêu diệt và bức rút 110 vị trí lớn nhỏ, 2/3 biên giới Việt -
Trung đã được giải phóng (750/1.150 km) với 4.000 km . Căn cứ địa kháng
2
chiến được mở rộng và nối liền với hậu phương rộng lớn là các nước anh em.
Chấm dứt thời kỳ chiến đấu trong vòng vây.
2. Theo số liệu của địch, số phương tiện vật chất địch bỏ lại Lạng Sơn
đủ trang bị cho 8 trung đoàn, gồm 4.000 khẩu tiểu liên, 10.000 viên đạn
pháo, 150 tấn thuốc, 2.000 tấn quân nhu, 1.500 tấn các loại trang bị
khác. Số đạn pháo này ta bảo quản và mãi đến năm 1954 mới đem dùng
trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Còn theo cuốn Lịch sử cuộc chiến tranh
Đông Dương của Luyxiêng Bôđa thì trang bị quân Pháp để lại Lạng Sơn
là 11.000 tấn đạn, trong đó có 10.000 tấn đạn 75 mm, 4.000 tiểu liên còn
mới, 600.000 lít xăng...
395