Page 396 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 396
kilômét, hàng ngàn tên địch đã phải dồn đống ở bờ bắc sông Kỳ
Cùng mấy tiếng đồng hồ vì cầu Bản Trại vừa bị công binh Đại
đoàn 308 phá đêm trước. Khác hẳn với việc chuẩn bị rút quân khỏi
Cao Bằng, trong các cuộc tháo chạy từ ngày 10/10, địch vội vã đến
nỗi không kịp đốt phá, kể cả vũ khí trang bị dự trữ trong kho. Về
phía ta, trải qua gần nửa tháng vận động chiến đấu liên tục trong
điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa hình phức tạp, sức khỏe bộ
đội giảm sút, khả năng truy kích hạn chế, Chỉ huy trưởng bỏ ý
định cho bộ đội truy kích xuống tận Tiên Yên và ra lệnh kết thúc
chiến dịch sau trận phục kích của 174 ở phía bắc Na Sầm.
Sau khi vào xem xét thị trấn Thất Khê giải phóng, Đại tướng
Võ Nguyên Giáp trở về Sở Chỉ huy ở Nà Lạng, nghe các cơ quan sơ
bộ tổng hợp tình hình chiến đấu của Mặt trận Biên giới và hoạt
động phối hợp của các chiến trường toàn quốc. So với mục tiêu giải
phóng biên giới đề ra ban đầu, quân ta đã đạt thành tích vượt xa
yêu cầu cả về tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai. Riêng
trên chiến trường Đông Bắc, phòng tuyến đường số 4 của địch bị
thu hẹp gần 200 km, gấp ba độ dài dự kiến trong kế hoạch; binh
lực địch bị tiêu diệt và bắt sống trên 8.000 tên, gồm 8 tiểu đoàn Âu -
Phi tinh nhuệ và 2 tiểu đoàn ngụy. Lần đầu tiên trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, chỉ trong một chiến dịch, số quân Âu - Phi bị
loại khỏi vòng chiến đấu chiếm xấp xỉ 50% tổng số lực lượng cơ
động của địch. Cũng lần đầu tiên, chỉ trong một mùa khô, với sự
đóng góp sức người, sức của chưa từng có của nhân dân hậu
phương - mà trực tiếp là nhân dân Cao Bằng, Lạng Sơn - và sự
1
giúp đỡ của nhân dân nước bạn, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa
______________
1. Trong Chiến dịch Biên giới, nhân dân hai tỉnh Cao Bằng và Lạng
Sơn đã đóng góp mấy trăm tấn gạo, 73 tấn ngô, 120.000 lượt người đi dân
công - gần 1,6 triệu ngày công, 3/4 tổng số cán bộ các ngành, các cấp từ
tỉnh đến cơ sở của Cao Bằng tham gia phục vụ chiến dịch.
394