Page 399 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 399
Khi nghe tin hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông bị tiêu diệt,
phản xạ đầu tiên của Bộ Chỉ huy quân Pháp trên đường số 4 -
trước hết là ở vị trí sát gần là Thất Khê - chỉ xoay quanh hai từ rút
quân và di tản. Rời khỏi Thất Khê ngày 10/10 là một “cuộc tháo
chạy tán loạn”. Tai họa ập đến ngay sau khi quân lê dương ra khỏi
Thất Khê và vượt sông Kỳ Cùng. Tấn bi kịch bắt đầu từ đây. Các
phóng viên chiến trường nêu một ví dụ điển hình là cả Tiểu đoàn
dù biệt kích số 3 vừa được thả xuống chiều hôm trước chỉ còn 5
người sống sót về đến Lạng Sơn .
Trong dư luận ở Hà Nội và Sài Gòn, người ta thấy bắt đầu
xuất hiện một cách đánh giá khác trước về người lính Bắc Phi và
lính lê dương, những người từ trước đến nay “chỉ biết chiến thắng”.
Các phóng viên phản ánh dư luận của giới quân sự cao cấp Pháp:
Không có gì đáng ngạc nhiên hơn lòng can đảm của lính tabo
nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên hơn nỗi sợ hãi của họ,
một khi lòng can đảm sụp đổ như rơi xuống vực thẳm. Còn với
quân Pháp và quân lê dương? Từ lâu, trong đầu óc của các tướng
lĩnh Pháp luôn cố định một ý nghĩ: Người da trắng không thể bị
người da vàng nhấn chìm. Nhưng đến khi chiến trường biên giới
bắt đầu im tiếng súng thì cách suy nghĩ ấy cũng bắt đầu thay đổi.
Lần đầu tiên, ở Đông Dương, những người da vàng không chỉ đập
tan mà còn tiêu diệt cả những binh đoàn da trắng. Từ quá tin
tưởng, các sự kiện ập đến dồn dập dẫn đến tâm lý sợ hãi và thái độ
buông xuôi. Suốt hai tuần lễ, liên tiếp những cuộc chạy trốn, trong
khi từ miệng các sĩ quan chỉ huy luôn thốt ra điệp khúc: Quân Việt
tiến đến quá gần, hãy ra đi trước khi còn quá chậm. Đó là nguyên
nhân dẫn đến cuộc tháo chạy vội vã tiếp diễn từ Lạng Sơn và kéo
xuống đến Chũ, An Châu, tận phía nam đường số 4.
Vào những ngày cuối tháng 10 này, Bộ Chỉ huy chiến dịch của
ta đứng trước rất nhiều việc phải làm sau khi chiến trường đường
số 4 đã im tiếng súng. Vất vả nhất là hậu cần chiến dịch. Cả một
397