Page 398 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 398
Đồng Đăng cũng đáng để Tổng Tư lệnh suy nghĩ về trạng thái tinh
thần và sự điều hành chiến lược của Bộ Chỉ huy Pháp. Sau này, ông
viết: Vị trí địch ở Đồng Đăng gây nhiều ấn tượng với tôi nhất. Công
sự ở đây kiên cố hơn Đông Khê và Thất Khê nhiều. Hệ thống hỏa
lực rất chặt chẽ. Tôi tự hỏi: Vì sao một vị trí như thế này mà địch lại
bỏ? Nếu chúng cố thủ ở đây thì bộ đội ta sẽ gặp không ít khó khăn.
Và nếu địch không rút Đồng Đăng, Lạng Sơn..., chắc chắn chúng ta
phải có một chiến dịch “Lê Hồng Phong 3” để đẩy quân địch ra khỏi
1
đường số 4. Sự phản ứng dây chuyền từ một chiến thắng như vừa
qua mang lại cho ta bài học gì trong chiến tranh?
Mấy ngày sau, trong Hội nghị Đảng ủy chiến dịch mở rộng,
Đại tướng nói rõ hơn điều suy nghĩ của mình: “Chiến dịch này
chúng ta đã hoàn toàn thắng, đã học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm và tiến bộ rất dài. Nhưng cần chú trọng một điều đặc biệt
là kỳ này ta đánh với một kẻ thù không có tinh thần tiến công,
tránh giáp chiến (Binh đoàn Lơpagiơ), với một kẻ địch rút lui
(Binh đoàn Sáctông) và trong điều kiện thiên thời địa lợi có lợi cho
ta. Do đó, chúng ta cần tránh tư tưởng chủ quan khinh địch”.
Đúng là Chỉ huy trưởng có lý do để suy nghĩ về yếu tố tinh
thần của quân đội địch và điều kiện thắng lợi vượt mức của ta. Đó
là hậu quả của tình hình hoảng loạn dây chuyền về phía Pháp,
một hiện tượng suy sụp tinh thần lan ra rất nhanh, không chỉ trên
vùng biên giới Đông Bắc mà cả trong cơ quan lãnh đạo cao nhất
của Pháp ở Đông Dương. Sau này, qua các trang hồi ký và ký sự
lịch sử, các ký giả, sử gia và tướng lĩnh Pháp đã cho chúng ta biết
nhiều điều về những ngày đen tối này của bộ máy điều hành quân
viễn chinh Pháp, đặc biệt vào hai thời điểm địch rút chạy khỏi
Thất Khê và Lạng Sơn.
______________
1. Ý nói phải thêm một Chiến dịch Biên giới nữa (Chiến dịch Biên
giới vừa qua là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2).
396