Page 408 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 408
thứ ba được tổng thống và thủ tướng vời đến. Đó là tướng năm
sao Đờlát Đờtátxinhi (Jean Delattre de Tassigny), nguyên Tư
lệnh Quân đoàn 1, nổi tiếng là hiếu thắng và nóng nảy. Lần đầu
tiên trong cuộc chiến tranh Đông Dương, chức cao ủy và tổng chỉ
huy tập trung vào một người. Đó là điều kiện duy nhất Đờlát đòi
hỏi và tổng thống chấp nhận. Người ta tin rằng một viên tướng
có tên tuổi như Đờlát sẽ kéo đội quân viễn chinh ra khỏi bầu
không khí thảm bại hiện nay, sẽ “trả lại cho nó tư cách và niềm
tin”. Với việc tiến cử Đờlát, rõ ràng là phái chủ chiến trong
Chính phủ Pháp vẫn muốn tiếp tục cuộc chiến tranh dù triển
vọng thắng lợi ngày càng xa vời.
Viên tổng chỉ huy mới chưa hề biết gì về Đông Dương, cho nên
những ngày ngắn ngủi ở lại Thủ đô Pari là những ngày tìm hiểu
tình hình. Cựu Tổng thống Đờ Gôn và các cựu Toàn quyền Anbe
Xarô và Giăng Đờcu đều đưa ra những lời khuyên “có ích”. Nào là
phải kiên trì cuộc chiến tranh này vì nó quyết định sự toàn vẹn
của Khối liên hiệp Pháp, nào là phải tranh thủ sự viện trợ của Mỹ
và dựa vào Bảo Đại để xây dựng một đội quân bản xứ mạnh, đủ
sức bổ sung và thay thế quân viễn chinh. Người ta cũng khuyên
tân tổng chỉ huy nên đem theo những người đã từng quen biết
chiến trường, như Xalăng, Bôphrơ để lập thành một cơ quan chỉ
huy có hiểu biết và đủ tài cán giúp cho việc điều hành cuộc chiến.
Tổng chỉ huy phải có một trợ thủ am hiểu tình hình mọi mặt ở
Đông Dương như Xalăng làm phó tướng, v.v..
Sau 10 ngày ở lại Pari để chuẩn bị, chiều ngày 17/12/1950
Đờlát cùng đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Và từ giờ phút đó Tổng Chỉ huy Đờlát đờ Tátxinhi trở thành đối
thủ thứ năm của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Đến Sài Gòn, tin tức đầu tiên mà Đờlát nhận được, đó là
những cuộc di tản tiếp tục diễn ra ở Hà Nội, nhất là chuyển phụ
nữ và trẻ em Pháp xuống Hải Phòng, dưới danh nghĩa “đề phòng”.
406