Page 410 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 410
Trước khi đi Hải Phòng, Đờlát yêu cầu Đờ La Tua báo cáo kế
hoạch phòng thủ Hà Nội. Không nên coi thường tin tức nói rằng
quân Việt đang uy hiếp thành phố.
Ngay từ những ngày đầu đến Đông Dương, một nét nổi bật
trong phong cách của Đờlát mà người ta sớm nhận thấy là ông ta
đặc biệt quan tâm đến đội ngũ ký giả luôn bám sát Tổng Chỉ huy.
Qua từng việc làm của Đờlát, các nhà báo Pháp, Việt và nước ngoài -
nhất là Mỹ - đã rút ra một kết luận mang tính bao quát và rất
đúng với nếp suy nghĩ và hành động của ông ta: Trong sự nghiệp ở
cái xứ Đông Dương này, Tổng Chỉ huy Đờlát cần một đội quân viễn
chinh cuồng tín, bị mê hoặc, đồng thời cũng cần một đội ngũ các
nhà báo đông đảo chịu khuất phục, tức là chịu uốn cong ngòi bút
viết theo những điều mà Tổng Chỉ huy muốn. Ông ta đã từng công
khai đề cao giới báo chí bằng câu nói được nhắc đi nhắc lại nhiều
lần: Đưa lại chiến thắng làm gì nếu thế giới không biết đến, nếu
người ta không đọc những trận đánh được tường thuật trên mặt
báo với những hàng tít lớn? Đánh quân địch là tốt, đánh vào trí
tưởng tượng của con người ta còn tốt hơn nhiều. Bởi vậy, phải quan
hệ tốt với họ (các nhà báo) bằng bất kỳ giá nào, phải biết nắm lấy
các phóng viên, nhất là các phái viên đặc biệt. Nếu giới ký giả bị
chúng ta đối xử tệ, nếu họ bị chế ngự, họ sẽ rất hung dữ, sẽ bất
bình và chế giễu chúng ta.
Hầu như mỗi cuộc họp tham mưu đều được chuyển tiếp bằng
một cuộc họp báo. Lúc đầu, không phải là không có những nhà báo
muốn đứng ngoài quỹ đạo, nhất là các phóng viên Mỹ trẻ tuổi,
bướng bỉnh. Họ hầm hè, có thái độ thách thức, công khai tuyên bố:
Đờlát đừng hòng nắm được chúng tôi, càng không đánh lừa được
chúng tôi đâu. Người dân Hoa Kỳ nộp thuế để chi tiêu cho cuộc
chiến tranh này, họ có quyền biết đồng tiền của mình được sử dụng
như thế nào. Nhưng rồi những con người “lạc lõng” này sớm nhận
thấy đã tự chuốc lấy tai họa. Họ nhận được những bức điện “khó
408