Page 411 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 411
chịu” của các ông chủ từ Oasinhtơn hay Lốtănggiơlét hỏi rằng: Tại
sao anh lại làm ăn như thế? Anh có biết rằng Tướng Đờlát đang
chiến đấu cho ai không? Những tờ báo cạnh tranh với chúng ta
đăng thông báo nói rằng quân của Đờlát giết 5.000 quân Việt, anh
thì chỉ đưa tin có 500... Từ đó, không ít nhà báo mà Đờlát cho là
“cứng đầu”, hoặc là phải tự đến khẩn khoản xin lỗi Tổng Chỉ huy
để rồi bị hút vào quỹ đạo của ông ta (mà sau này tỉnh ngộ họ mới
biết là đã “bán mình cho quỷ dữ”), hoặc là bị mời khéo ra khỏi
Đông Dương. Những ký giả chịu hoạt động theo quỹ đạo của Tổng
Chỉ huy thì được ông ta chiêu đãi hầu như hằng ngày, được tạo
mọi điều kiện thuận tiện để hành nghề thoải mái và không ít
trường hợp còn được dành ưu tiên hơn cả các đại tá và thậm chí
hơn cả sĩ quan cấp tướng. Vì sao vậy? Đờlát đã không úp mở:
Chính phủ Pháp nhận báo cáo của tôi, có khi họ vứt vào sọt rác,
nhưng họ rất dễ bị kích động khi đọc cũng những sự kiện như thế
trên mặt báo. Nhà báo không chỉ là người truyền đạt, họ còn là
những người tạo ra sự kiện. Chiến thắng trên mặt báo cũng quan
trọng như trên chiến trường. Một nét phẩy trên giấy có thể tô
thêm thắng lợi của một trận đánh. Vậy phải làm sao cho người
cầm bút và người cầm quân cùng làm nên chiến thắng chung.
Đờlát đã nhanh chóng thu hút được số đông ký giả ngay từ
cuộc họp báo đầu tiên chỉ ít ngày đến Đông Dương. Sau này nhớ lại
kết quả buổi ra mắt đầu tiên của Tổng Chỉ huy, các phóng viên
chiến trường như Luyxiêng Bôđa hay Cơlốt Paya đều chung một
nhận xét: Từ ấy, các phóng viên bị buộc vào cỗ xe của Đờlát. Ông
ta bắt họ kéo càng. Ông đối xử tốt đến nỗi họ khó biết được mình
đã bị biến thành con vật kéo xe. Từ ấy, họ đã thỏa hiệp với Đờlát,
ông ta buộc họ lao mình vào cuộc đua ca ngợi, nhờ vào các đường
dây, các bức điện tín. Hằng ngày, ông nhồi nhét cho họ những món
ăn ngon về tin tức chiến sự, họ chỉ còn tô điểm lại, gọt giũa, thêm
mắm muối và gửi đi.
409