Page 412 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 412
Ngay từ những ngày cuối tháng 12/1950, Tướng Săngxông
(Chanson - chỉ huy ở Nam Bộ) đã phản ứng về lệnh của Đờlát điều
quân ra tăng cường cho miền Bắc. Xalăng tìm cách thuyết phục
rằng với Đờlát, “trước hết là Hà Nội”. Trận Vécđoong của ông ta
đấy. Ông ta tự đặt mình vào hai tình huống, hoặc là dồn quân ra
Bắc, chuẩn bị điều kiện may mắn để giành được chiến thắng, hoặc
là bị tiêu diệt như Cácpăngchiê chỉ vì không biết tranh thủ sự may
mắn đó. Từ ấy, không một chiến trường nào có thể từ chối việc rút
bớt quân Âu - Phi đi theo kế hoạch tập trung binh lực của Đờlát,
khi biết rằng Tổng Chỉ huy quyết tâm dự kiến gấp rút xây dựng 7 - 8
binh đoàn cơ động (GM), giao cho những đại tá đáng tin cậy như
Bôphrơ, Caxtơri, Vanuyxem, Êđông, Eruylanh, v.v., chỉ huy. Những
người phụ trách trấn giữ các địa bàn xung yếu như Hải Phòng,
nhất là Hà Nội và các vùng phụ cận, đều được cân nhắc thận
trọng. Tổng Chỉ huy quyết định đưa Đại tá Gămbiê, một con người
điềm đạm có sức thuyết phục, xuống để nắm vững vùng công giáo
của các cha cố phía thành Nam, v.v.. Các binh đoàn cơ động đang
trong quá trình hình thành đã được lệnh triển khai gấp bao quanh
Hà Nội, từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Gia Lâm, Vĩnh Phúc đến Hải
Dương, Phủ Lỗ ra tận Đông Triều.
Một câu hỏi mà Đờlát thường nêu lên nhiều lần với những
phụ tá thân cận (Xalăng - phó tướng đồng thời là cố vấn, Bútxary -
tình báo và Cônhi - Chánh văn phòng) là: Chúng ta sẽ tiến hành
cuộc chiến tranh này như thế nào? Sắp tới, liệu ông Giáp sẽ tung
quân vào hướng nào? Miễn là kẻ địch để cho chúng ta có đủ thì
giờ. Các tướng lĩnh thuộc quyền thường trả lời rằng, theo kinh
nghiệm của những người đi trước, không có cơ sở để phán đoán về
bất kỳ điều gì ở cái xứ sở châu Á này. Tướng tổng chỉ huy không
tin điều đó. Ông ta nói rằng ông ta chờ đợi một cuộc chiến tranh
thực sự, bằng một chiến lược thực sự, đánh một kẻ thù có thật
410