Page 50 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 50

chính sự dìu dắt đó. Ngay từ những ngày còn nằm gai nếm mật
                           trên vùng rừng núi Cao - Lạng, Cụ Hồ đã nhẹ nhàng dạy ông bốn
                           từ  Dĩ công vi thượng. Lời dạy ngắn gọn  đó không chỉ theo ông
                           trong suốt cuộc  đời cầm quân mà khi  đã hoàn thành  nhiệm vụ
                           nhân dân giao phó, trở về với không ít thử thách trong cuộc sống
                           đời thường, trong tư tưởng và hành động, ông luôn tâm niệm một

                           điều: Đặt lợi ích Tổ quốc lên trên hết, lợi ích nhân dân lên trước
                           hết. Ông là vị tướng quán triệt sâu sắc tư tưởng và phương pháp
                           luận Hồ Chí Minh, là người cầm quân tiếp thu và thể hiện đầy đủ
                           tư cách một người tướng gồm sáu đức tính Trí - Tín - Dũng - Nhân -
                           Liêm - Trung mà Cụ Hồ đã dạy trong Hội nghị quân sự lần thứ 5 -
                           tháng 8/1948. Những đức tính ấy - nhất là Trí và Dũng - bộc lộ rất
                           sớm. Có thể nêu dẫn chứng cụ thể là cuộc đấu trí, đấu lực quy mô

                           lớn đầu tiên giữa hai quân đội rất chênh lệch về trang bị kỹ thuật
                           và trình  độ tác chiến trong Chiến dịch Việt Bắc mùa khô năm
                           1947, để khẳng định rằng tài cầm quân ở tầm chiến lược của ông
                           xuất hiện ngay từ năm đầu của kháng chiến toàn quốc.
                              Chỉ có trí thông minh và sự nhạy bén, sáng suốt ông mới thấy

                           đâu là chỗ mạnh nhưng đồng thời cũng thấy đâu là chỗ yếu của địch
                           khi xe tăng, cơ giới, pháo binh và quân dù của chúng tiến quân ồ ạt
                           trên các ngả đường Việt Bắc; chỉ với một sự dũng cảm mới dám nhìn
                           nhận một thực tế là kế hoạch tác chiến ban đầu không còn phù hợp,
                           phải thay  đổi. Vào một thời  điểm khẩn trương khi  địch  đã  đánh
                           thẳng vào nơi đứng chân của cơ quan lãnh đạo kháng chiến, chỉ với
                           một kiến thức sâu rộng nhưng không bảo thủ, một tinh thần quyết

                           đoán và tự tin, ông mới dám thay đổi cả cơ cấu tổ chức của bộ đội
                           chủ lực và thay đổi phương thức tác chiến sát hợp với thực tế chiến
                           trường lúc  đó. Chính  nhờ nắm vững  tình hình và  chuyển hướng
                           hành động cho đúng quy luật (phải trưởng thành từ nhỏ đến lớn, phải
                           vừa đánh vừa học từ thấp lên cao) nên Tổng Chỉ huy đã dẫn dắt bộ

                           đội đi đến thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong mùa khô đầu tiên.


                           48
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55