Page 47 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 47
diễn ra thường xuyên, không phải hằng ngày mà nhiều lần trong
ngày. Ngoài những buổi giao ban chính thức, mỗi khi có những vấn
đề về chủ trương quan trọng và cấp thiết, ông thường trao đổi thống
nhất ý kiến với ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Sau ngày 26/4, khi cánh quân hướng đông dưới
quyền chỉ huy của các ông Lê Trọng Tấn và Lê Quang Hoà đã nổ
súng mở màn chiến dịch, ông thường xuyên nghe các cơ quan tác
chiến và tình báo báo cáo để bám thật sát các bước tiến quân của
từng hướng vào thành phố Sài Gòn, kịp thời nêu ý kiến với Bộ Tư
lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh về các bước tiếp theo, kể cả việc chuẩn
bị phát huy tác dụng của sân bay Tân Sơn Nhất vào các kế hoạch
sắp tới, việc chỉ đạo tiếp quản Sài Gòn - Chợ Lớn sau khi giải phóng
và phương hướng dứt điểm các địa bàn còn lại trên toàn vùng đồng
bằng sông Cửu Long và các đảo Phú Quốc, Côn Sơn...
Gần trưa ngày 30/4, sau khi nghe báo cáo quân ta đang tiến
vào dinh Tổng thống Sài Gòn, ông Giáp gửi gấp một bức điện vào
Nam, nói rõ ý kiến của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương: “Có
thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí
nhưng không phải với tư cách tổng thống mà chỉ với tư cách một
người đã sang hàng ngũ nhân dân”. Ngay sau đó, thể hiện niềm
vui chiến thắng, bức điện tiếp theo của Bí thư Quân ủy Trung
ương gửi các đồng chí lãnh đạo chỉ huy ở phía trước cho biết: 11 giờ
Tổng hành dinh đã nhận được tin quân ta cắm cờ trên Dinh Độc
Lập. Quân ủy “gửi các anh lời chúc mừng đại thắng lợi. Các anh Bộ
Chính trị rất vui... rất vui. Ký: Văn”.
Vào thời điểm lịch sử thiêng liêng của dân tộc, khi nghe tin lá
cờ cách mạng đã tung bay trên dinh Tổng thống Sài Gòn, ông Giáp
cùng các thành viên khác trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương hết sức phấn khởi, đồng thời xúc động nghẹn ngào đến rơi
nước mắt. Ai cũng nghĩ đến Cụ Hồ. Người đã đi xa, không được
chứng kiến giờ phút mà niềm mong ước độc lập, thống nhất của
Người đã trở thành sự thật.
45